Vì sao dùng thẻ chip ATM có thể chống nạn mất tiền do ăn cắp dữ liệu và làm giả thẻ?_keonhacai de
Trong các hành vi đánh cắp dữ liệu,ìsaodùngthẻchipATMcóthểchốngnạnmấttiềndoăncắpdữliệuvàlàmgiảthẻkeonhacai de giả mạo tài khoản thẻ ngân hàng, tội phạm mạng ưa thích sử dụng phương pháp skimming - gắn các thiết bị đọc trộm thẻ và mã pin tại các ATM, phương pháp này chỉ sử dụng được với các loại thẻ là thẻ từ do các ngân hàng thương mại phát hành.
Sau khi đọc trộm dữ liệu thẻ thành công, tội phạm thẻ sẽ sử dụng thẻ trắng được sao chép các dữ liệu này, đồng thời sử dụng mật khẩu đã đánh cắp được của khách hàng để ra các cây ATM thực hiện giao dịch rút tiền.
Gần đây, skimming lại được nhắc tới trong một vụ việc mà tội phạm mạng nghi đã sử dụng phương pháp này để chiếm đoạt tiền hàng trăm tài khoản của một ngân hàng lớn, nạn nhân là những khách hàng sử dụng thẻ từ ATM.
Thẻ từ ATM (Magnetic Stripe Card) có một dải từ tại mặt sau của thẻ để lưu trữ dữ liệu và thông tin này có thể sao chép bằng thiết bị đọc. Trong khi, dữ liệu trong thẻ chip được mã hoá an toàn, bảo mật, các thiết bị đọc thẻ gắn ngoài hoàn toàn vô ích với thẻ chip ATM. Nhìn bề ngoài, hai chiếc thẻ này giống hệt nhau về kiểu dáng, kích cỡ, nhưng công nghệ bên trong là khác nhau.
Chính vì những lỗ hổng bảo mật có thể gây ra đối với thẻ từ, Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các ngân hàng phải chuyển đổi toàn bộ thẻ thanh toán nội địa (thẻ từ ATM) sang thẻ chip, muộn nhất là cho tới năm 2020. Hội thẻ mới đây cũng đã đề xuất có chính sách buộc các đơn vị chậm chuyển đổi thẻ chip phải chịu toàn bộ rủi ro nếu để khách mất tiền vì skimming.