Thông tin nêu trên là một nội dung trong Báo cáo phân tích phản ứng sự cố mới nhất của Kaspersky.
Theêucầuxửlýsựcốđượcgửiđikhitấncôngmạngđãhoàntấnhận định trận lazioo Kaspersky, hoạt động phản ứng sự cố không chỉ đóng vai trò điều tra mà còn là công cụ đẩy lùi tấn công mạng ngay từ giai đoạn đầu để ngăn chặn thiệt hại (Ảnh minh họa: Internet) |
Nhiều ý kiến cho rằng phản ứng sự cố chỉ cần thiết khi tấn công mạng xảy ra và gây hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, phân tích về những trường hợp ứng phó sự cố mà Kaspersky thực hiện năm 2018 cho thấy hoạt động phản ứng sự cố không chỉ đóng vai trò điều tra mà còn là công cụ đẩy lùi tấn công mạng ngay từ giai đoạn đầu để ngăn chặn thiệt hại.
Cũng theo báo cáo mới được Kaspersky công bố, năm 2018, 44% yêu cầu phản hồi sự cố được gửi đi khi công ty, tổ chức phát hiện tấn công ngay ở giai đoạn đầu, giúp tổ chức đó tránh khỏi những hậu quả nghiêm trọng về sau.
Trong đó, 22% phản ứng sự cố được thực hiện sau khi phát hiện hoạt động độc hại ẩn trong hệ thống mạng và 22% được thực hiện sau khi phát hiện có tệp độc hại trong hệ thống mạng. Ngoài hai dấu hiệu trên, không còn dấu hiệu nào khác cho thấy có thể có một cuộc tấn công mạng sẽ diễn ra.
Tuy nhiên, chuyên gia Kaspersky nhận định, không phải mọi bộ phận bảo mật của doanh nghiệp nào cũng có thể phân biệt liệu công cụ bảo mật tự động đã phát hiện và dừng hoạt động độc hại hay chưa, hay đây chỉ là bước đầu cho những hoạt động độc hại không nhìn thấy được, sẽ trở nên nghiêm trọng hơn về lâu dài, và cần có sự trợ giúp của chuyên gia bên ngoài. Do bước đầu đánh giá không chính xác, hoạt động mạng độc hại phát triển thành những cuộc tấn công mạng nghiêm trọng với hậu quả cực kỳ nặng nề.
Kaspersky cũng thông tin, trong năm 2018, 26% trường hợp phản ứng sự cố muộn là do bị mã độc mã hóa tấn công, trong đó có 11% vụ dẫn đến bị mất cắp tiền. 19% được báo cáo sự cố sau khi phát hiện thư rác từ tài khoản email của công ty; phát hiện lỗi không có dịch vụ hoặc lỗ hổng bảo mật.