Tai nạn giao thông đường bộ là nguyên hàng đầu gây ra tử vong ở nhóm trẻ từ 5-9 tuổi tại Việt Nam. Trong đó,ếtbịantoàntrênôtôchotrẻbang xh duc số lượng trẻ tử vong do tai nạn ô tô ngày càng tăng qua các năm.
Ô tô cá nhân hiện nay đều trang bị công nghệ và tiện ích nhằm bảo vệ an toàn và giúp người sử dụng có cảm giác thoải mái nhất. Tuy nhiên, những trang bị này chỉ dành cho người lớn và chưa phù hợp với trẻ em.
3 nguyên tắc đảm bảo an toàn cho trẻ em khi đi ô tô
Hình ảnh trẻ ngồi ghế trước một mình hoặc được người lớn bồng bế/ đặt ngồi trong lòng là phổ biến thay vì sử dụng các thiết bị an toàn (TBAT) trên ô tô cho trẻ em đúng quy cách. Ngoài việc tạo tư thế ngồi thoải mái, chắc chắn, sử dụng đúng quy cách các TBAT trên xe ô tô cho trẻ em còn có thể làm giảm nguy cơ chấn thương cho trẻ em trong các vụ TNGT.
Vì vậy, các chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và của Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Phòng chống Chấn thương thuộc Trường Đại học Y tế Công cộng (CIPPR) đã nhấn mạnh 3 nguyên tắc đảm bảo an toàn cho trẻ em khi đi ô tô, bao gồm:
Vị trí an toàn cho trẻ - Ghế sau thay vì ghế trước
Theo khảo sát của CIPPR (thực hiện từ tháng 1-2/2022, khảo sát 14.924 xe con cá nhân tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM) có tới 40% trẻ em khi đi ô tô ngồi ở ghế trước, trong đó 22,8% xe ô tô có trẻ ngồi ghế trước một mình và 19,2% xe có trẻ ngồi ghế trước chung với người lớn. Trong khi đó, nghiên cứu của WHO cho hay trẻ ngồi ghế sau sẽ giảm được nguy cơ chấn thương 26% so với ghế trước; nếu có sử dụng TBAT phù hợp và được lắp đặt đúng có thể giảm 60% trường hợp tử vong.
Sử dụng các TBAT trên ô tô cho trẻ em
Các TBAT trên xe ô tô gồm nôi, ghế, đệm nâng được thiết kế để cố định trẻ chắc chắn ở tư thế ngồi hoặc nằm quay mặt lên trên, giảm nguy cơ chấn thương trong trường hợp xe có va chạm. Trẻ em dưới 12 tuổi và có chiều cao dưới 150cm nên sử dụng TBAT hay ghế an toàn riêng thay vì ngồi như người lớn bởi hệ thống dây an toàn trên xe vốn chỉ phù hợp với cơ thể người trưởng thành. Trẻ có độ tuổi và chiều cao này nếu chỉ sử dụng dây an toàn trên xe, nếu xe phanh gấp, vào cua hoặc không may có va chạm thì dây an toàn có thể siết vào cổ gây chấn thương cho trẻ.
Lựa chọn TBAT đạt chuẩn và lắp đặt đúng cách
TBAT trên ô tô cho trẻ em rất phổ biến ở các nước phát triển và đã có mặt tại Việt Nam. Không khó để chọn lựa được các TBAT có thương hiệu uy tín, mà chúng đều có công nghệ i-size, ISO-FIX dễ dàng lắp đặt, mức giá dễ chịu mà vẫn đạt tiêu chuẩn an toàn châu Âu hoặc tiêu chuẩn an toàn của Liên hợp quốc. Các cha mẹ có thể tìm hiểu kỹ và không nên sử dụng các sản phẩm kém chất lượng, trôi nổi trên thị trường.
CIRRP khuyến nghị sử dụng TBAT trên ô tô cho trẻ em
CIPPR cũng đã tiến hành khảo sát sự quan tâm và ý kiến của các cha mẹ trẻ về việc sử dụng TBAT trên xe ô tô. Kết quả ghi nhận nhiều ý kiến ủng hộ việc sử dụng TBAT cho trẻ em trên ô tô.
Chị Ngân (Đống Đa - Hà Nội) chia sẻ: “Tôi từng có thời gian đi du lịch châu Âu, ở đó từ lâu đã ban hành quy định bắt buộc phải sử dụng TBAT cho trẻ khi tham gia giao thông, tôi nghĩ trẻ em Việt Nam cung cần được đảm bảo an toàn.”
Chị Huyền (Cầu Giấy - Hà Nội) đồng quan điểm: “Đúng là người lớn cài dây an toàn cho mình nhưng lại thường chủ quan chưa sử dụng TBAT cho con mỗi khi ra đường. Tôi sẽ về nghiên cứu ngay TBAT an toàn trên ô tô phù hợp với con mình.”
CIRRP cũng đưa ra khuyến nghị một số loại TBAT trên ô tô cho trẻ em để các cha mẹ tham khảo:
Nôi an toàn: Loại thiết bị này phù hợp cho trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 4 tuổi, nôi quay về phía sau.
Ghế an toàn: Loại thiết bị này phù hợp với trẻ từ 4 đến 11 tuổi, có 2 kích thước dành cho trẻ có trọng lượng từ 15kg - 25kg hoặc 22kg - 36kg; ghế quay về phía trước.
Đệm nâng: Đây là thiết bị sử dụng kết hợp với dây an toàn sẵn có trên xe, đảm bảo dây an toàn qua vai, không ép vào cổ và nâng cao sự an toàn cho trẻ.
Quy chuẩn quốc tế về TBAT trên ô tô, thông tin chi tiết về việc chọn lựa TBAT trên ô tô cho trẻ em, xem thêm tại https://m.facebook.com/ThietbiantoantrenotochotreemVietNam