Vừa qua,ụbétuổitựtửquađờidấuhiệutrầmcảmsớmởtrẻnhận định darmstadt Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận bé gái 12 tuổi ở Hà Nội thắt cổ tự tử tại nhà, đến viện trong tình trạng nguy kịch, sau đó tử vong. Nguyên nhân do trầm cảm đã lâu nhưng không ai biết.
Trước đó tại Quảng Nam cũng ghi nhận trường hợp nữ sinh 18 tuổi thắt cổ tử vong sau khi biết điểm chuẩn đại học. Đây thực sự là hồi chuông báo động để cha mẹ và nhà trường quan tâm hơn đến các rối loạn tâm thần ở trẻ tuổi học đường.
Trẻ thành thị bị rối loạn tâm thần nhiều hơn
Số liệu từ Tổ chức Y tế thế giới cho thấy 20% trẻ em và vị thành niên có rối loạn tâm thần bao gồm trầm cảm, lo âu, stress, rối loạn hành vi, 50% khởi phát ở độ tuổi 14.
Trong đó, trầm cảm là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tàn tật ở trẻ vị thành niên và là nguyên nhân thứ 3 gây tử vong ở nhóm 15-19 tuổi.
TS Đỗ Minh Loan, Trưởng khoa Sức khỏe vị thành niên, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, tại Việt Nam đã thực hiện nhiều nghiên cứu, cho thấy tỉ lệ mắc rối loạn tâm thần ở nhóm trẻ em và vị thành niên dao động từ 8-29%. Đây là nhóm tâm sinh lý chưa hoàn thiện nên dễ gặp những rối loạn tuổi học đường.
TS Đỗ Minh Loan, Trưởng khoa Sức khỏe vị thành niên, Bệnh viện Nhi Trung ương
Trong đó, rối loạn tăng động, giảm chú ý chiếm 14,1%; rối loạn cảm xúc 11,5%; rối loạn ứng xử 9,2%. 5% trong 10.000 người nghiện có hồ sơ quản lý là trẻ dưới 18 tuổi (50% là trẻ dưới 16 tuổi).
Điểm đặc biệt, tỉ lệ rối loạn tâm thần ở trẻ thành thị cao hơn các khu vực khác. Nghiên cứu tại Bệnh viện Tâm thần Mai Hương năm 2009 với gần 22.000 trẻ ở Hà Nội, tỉ lệ chung là 20%; nghiên cứu năm 2016 cho thấy tỉ lệ rối loạn lo âu ở trẻ Hà Nội là 33,6%.
Mới nhất, năm 2019, Bệnh viện Nhi Trung ương tiến hành một cuộc khảo sát về rối loạn tâm thần với 834 học sinh tại Hà Nội và 726 học sinh tại Hưng Yên.
Kết quả cho thấy, tỉ lệ trầm cảm ở Hà Nội, Hưng Yên tương ứng 31,3% và 18,6%. Các trẻ mắc chứng lo âu tại Hà Nội chiếm 42,6%, ở Hưng Yên là 36,5%. Trẻ stress tại Hà Nội là 38,8%, Hưng Yên 21,8%.
“Chúng tôi đánh giá ở các khu đô thị lớn, tỉ lệ rối loạn tâm thần có xu hướng cao hơn các tỉnh, thành khác. Trẻ nữ có tỉ lệ lo âu trầm cảm, sang chấn tâm lý cao hơn so với trẻ nam. Trẻ trong gia đình có mâu thuẫn, tỉ lệ rối loạn cao hơn so với các em trong gia đình có sự hòa hợp”, TS Loan chia sẻ.
Qua từng năm, số trẻ tìm gặp bác sĩ để can thiệp tâm lý ngày càng tăng, song hầu hết đều đến ở giai đoạn giữa và muộn. Các trường hợp này cũng phần lớn được cô giáo phát hiện, do bố mẹ bận rộn không đủ thời gian quan tâm, tâm sự với con hoặc không đủ kiến thức để nhận biết những thay đổi của con.
Đáng lưu ý, hầu hết bố mẹ đưa con đến đều nói các bé không có vấn đề gì nghiêm trọng, nghĩ con phản ứng thái quá hoặc do tâm lý tuổi dậy thì. Tuy nhiên khi làm việc riêng, trẻ bộc lộ nhiều tâm sự như yêu đơn phương nhưng không dám nói, bố mẹ hay chì chiết, mắng mỏ, áp đặt, so sánh với các bạn khác, bố mẹ quá nghiêm khắc, bố mẹ không quan tâm… Nhiều trẻ chia sẻ đã có ý định tự tử.
Theo TS Loan, thời gian từ khi trẻ có những triệu chứng khởi phát về rối loạn tâm thần đến khi được bố mẹ hoặc nhà trường phát hiện thường vài năm, cá biệt có trường hợp tới 8 năm, khi đó đã ở giai đoạn nặng, điều trị khó khăn.
Dấu hiệu phát hiện sớm
TS Loan cho biết, ở tuổi học đường, các rối loạn tâm thần thường đến từ gia đình, áp lực học tập, môi trường học đường… Nếu không phát hiện sớm, can thiệp sớm đúng cách sẽ để lại hậu quả nặng nề cả về thể chất và tinh thần.
Trẻ bị rối loạn tâm thần thường suy yếu sức khoẻ, tinh thần suy sụp, hạn chế cơ hội có cuộc sống trọn vẹn khi trưởng thành; thành tích học tập kém, không có khả năng kiểm soát cảm xúc và hành vi…
Hay gặp nhất là rối loạn lo âu và rối loạn tăng động giảm chú ý. Trẻ bị rối loạn lo âu thường trải qua những nỗi sợ hãi, lo lắng dai dẳng làm gián đoạn khả năng tham gia vào các trò chơi, trường học hoặc các tình huống xã hội.
Rối loạn tâm thần ở trẻ thường diễn ra nhiều năm, do đó cha mẹ, nhà trường cần lưu tâm để phát hiện sớm
Một số trẻ có biểu hiện miễn cưỡng rời xa cha mẹ, dẫn đến từ chối đến trường, quá rụt rè với người lạ, đôi khi thể hiện ra thực thể như đau đầu, đau bụng.
Trong khi đó, rối loạn tăng động giảm chú ý khiến trẻ gặp khó khăn trong kiểm soát hành vi, thường hiếu động thái quá, hành vi bốc đồng. Trẻ cũng dễ xao nhãng và không tổ chức được công việc, bài vở, thường quên hoàn thành bài tập về nhà cũng như khó phối hợp trong thể thao.
Dù vấn đề rối loạn tâm thần tuổi học đường khá nghiêm trọng, song hiện nay chưa có nhiều cơ sở giáo dục quan tâm đến vấn đề này.
Vì vậy, TS Loan cho rằng, gia đình, nhà trường cần quan tâm đến 10 dấu hiệu tâm sinh lý bất thường của trẻ để sớm phát hiện, điều trị giúp các em vượt qua các rối loạn:
Thứ nhất, trẻ có dấu hiệu thay đổi tâm trạng như cảm giác buồn bã, thu mình, không muốn tiếp xúc.
Thứ hai,có cảm xúc mãnh liệt như sợ hãi bao trùm, tức giận bộc phát, lo lắng tột độ.
Thứ ba, thay đổi hành vi như mất kiểm soát, thường xuyên đánh nhau, sử dụng vũ khí…
Thứ tư, khó tập trung, học hành sa sút, thay đổi kết quả học tập.
Thứ năm, trốn học.
Thứ sáu, rút lui hoặc tránh các tương tác xã hội.
Thứ bảy, lạm dụng chất kích thích, sử dụng hoặc lạm dụng rượu, ma túy
Thứ tám, thay đổi thói quen ăn uống, giảm cân không rõ nguyên nhân hoặc thay đổi cảm giác thèm ăn
Thứ chín, có các triệu chứng thể chất như đau đầu thường xuyên hoặc đau bụng
Thứ mười, tự gây thương tích, tự làm hại bản thân và cố gắng tự tử.
Ngay khi phát hiện trẻ có những bất thường nói trên, cha mẹ hoặc nhà trường cần đưa trẻ đến gặp các bác sĩ tâm lý để xác định nhằm tìm ra biện pháp can thiệp kịp thời.
Thúy Hạnh
Bé gái bị phê bình trên lớp do nói chuyện, làm việc riêng. Trong lúc viết bản kiểm điểm tại nhà, bé gái đã treo cổ tự tử và tử vong.
相关文章:
相关推荐:
1.0265s , 6441.828125 kb
Copyright © 2025 Powered by Sau vụ bé 12 tuổi tự tử qua đời, 10 dấu hiệu trầm cảm sớm ở trẻ_nhận định darmstadt,Betway