TheệpphảithayđổiphươngthứcpháttriểnthịtrườngtrongCáchmạsoi kèo juventus vs veronao tin từ Bộ Khoa học và Công nghệ, ngày 28/11/2018 tại Đà Nẵng, Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN phối hợp với Sở KH&CN Đà Nẵng tổ chức Hội thảo phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN năm 2018. Hội nghị này nằm trong chuỗi sự kiện có nội dung "Sơ kết Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ đến năm 2020". Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng cho biết, hai năm 2017 - 2018 được xem là thời gian nỗ lực của các cơ quan xây dựng chính sách và của các tổ chức KH&CN, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nghiên cứu KH&CN trong việc hoàn thiện thể chế về phát triển thị trường KH&CN. Với việc Quốc hội thông qua Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017, Chính phủ ban hành Nghị định số 76/2018/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật CGCN năm 2018, chính sách về phát triển thị trường KH&CN đang từng bước được hoàn thiện với các cơ chế mới như hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân tự đầu tư nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, bảo đảm phân chia lợi ích từ thương mại hóa kết quả nghiên cứu, hỗ trợ giải mã công nghệ, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong xác lập quyền sở hữu công nghiệp; hỗ trợ hoạt động liên kết giữa tổ chức KH&CN với tổ chức ứng dụng kết quả nghiên cứu, v.v. Cùng với việc hình thành được cơ chế, chính sách cho phát triển thị trường KH&CN, hệ thống các tổ chức trung gian đã được hình thành, đang phát triển nhanh và đa dạng, cả về hình thức và nội dung hoạt động. Một số hình thức hoạt động thường xuyên như các sàn giao dịch công nghệ, hoạt động không thường xuyên như chợ công nghệ, thiết bị, kết nối cung - cầu công nghệ, ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đã tạo được hiệu ứng tích cực đối với thị trường KH&CN trong nước, kết nối được với thị trường quốc tế. Các tổ chức trung gian theo mô hình mới đã được hình thành như tổ chức thúc đẩy kinh doanh, quỹ đầu tư mạo hiểm, câu lạc bộ khởi nghiệp, không gian làm việc chung hỗ trợ cho khởi nghiệp sáng tạo, các tổ chức hỗ trợ gọi vốn đầu tư, kết nối đối tác, cung cấp nhân lực, các kênh truyền thông dành riêng cho khởi nghiệp. | Các đại biểu trao đổi, thảo luận tại Hội thảo. |
Đặc biệt, trong bối cảnh trong nước và quốc tế những năm qua có nhiều thay đổi. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với sự hiện diện của các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, blockchain, dữ liệu lớn, kết nối vạn vật,… đặt ra cơ hội nhưng cũng nhiều thách thức đối với Việt Nam trong khai thác các thành tựu KH&CN phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Các công nghệ mới theo làn sóng Cách mạng công nghiệp 4.0 lan tỏa khắp thế giới đã phát huy ảnh hưởng tại Việt Nam và bước đầu có đóng góp theo chiều hướng tích cực trong phát triển thị trường. Đây cũng là kết quả từ các nỗ lực của Nhà nước về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo và phát triển doanh nghiệp, tổ chức KH&CN. Theo ông Phạm Đức Nghiệm, Phó Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN cho biết, trong thời gian qua, Bộ KH&CN đã xây dựng chương trình hành động, hoàn thiện hệ thống pháp lý, triển khai đồng bộ nhiều cơ chế, chính sách, chương trình để phát triển thị trường KH&CN, tập trung nhiều vào thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu, nâng cao năng lực hoạt động của các tổ chức trung gian, đẩy mạnh hiệu quả liên kết giữa khối viện, trường doanh nghiệp trong hoạt động nghiên cứu, xúc tiến, chuyển giao công nghệ,… |