发布时间:2025-01-21 18:02:38 来源:Betway 作者:La liga
Trên YouTube,áhìnhcóbảnchấtnhưquayléntrongrạpalmeiras vs Facebook, các trang như T** N** Phim, NEW C*** T* Phim hay W*** Movies thường xuyên đăng video với nội dung phân tích nội dung các bộ phim. Tuy vậy, đây thực chất là hoạt động vi phạm bản quyền một cách có chủ đích khi các video trên đơn thuần là kể lại nội dùng phim.
Dùng luật "sử dụng công bằng" tại Mỹ để lách luật
Trong các video tóm tắt phim, chủ kênh ghi chú rằng hình ảnh trong video được dùng dưới dạng “sử dụng công bằng” (fair used). Tại Mỹ và một số quốc gia, đây là luật nhằm xác định hành động vi phạm bản quyền dựa trên yếu tố sở hữu trí tuệ và tầm quan trọng của sáng tạo, phát triển văn hóa.
Trong chính sách của YouTube, “sử dụng công bằng” được mô tả là “cho phép sử dụng lại các tài liệu được bảo vệ bản quyền trong một số trường hợp mà không cần xin phép chủ sở hữu bản quyền”. Trong khi đó, Facebook cho rằng việc “sử dụng các phần nhỏ của tác phẩm bản quyền là sử dụng công bằng".
Ví dụ, sử dụng tài liệu có bản quyền cho mục đích giáo dục phi lợi nhuận là hợp pháp dựa trên nguyên tắc "sử dụng công bằng". Tuy nhiên, đăng một bộ phim có bản quyền lên YouTube rồi thu tiền quảng cáo được xem là vi phạm.
"Những nội dung video tự nhận là review phim thực chất kể lại toàn bộ nội dung của phim. Điều này khiến người xem không cần đến rạp vẫn có thể nắm được toàn bộ cốt truyện, gây tổn thất lớn cho các đơn vị làm phim", ông Ngô Thanh Phong, người sáng lập chuyên trang đánh giá phim Cuồng Phim cho biết.
Video tóm tắt phim sử dụng hình ảnh chưa xin phép tác giả hoặc chủ sở hữu. Ảnh: Chụp màn hình. |
"Bản chất pháp lý của việc này không khác gì vào rạp phim quay lén cả. Hành động này vi phạm nghiêm trọng quy định pháp luật", ông Phan Vũ Tuấn, Phó chủ tịch Hội Sở hữu Trí tuệ TP.HCM trả lời Zing.
Theo ông Tuấn, review phim 10 phút là hình thức vi phạm quyền bảo toàn sự toàn vẹn của tác phẩm. Ngoài ra, người review phim dạng này còn sử dụng hình ảnh tác phẩm khi chưa được sự đồng ý của chủ sở hữu. Cuối cùng, việc này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng khai thác thương mại của tác phẩm.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, trường hợp xâm phạm quyền tác giả gồm những hành vi làm tác phẩm phái sinh (dịch, chuyển thể, phóng tác…) mà không được tác giả cho phép, sử dụng tác phẩm không được chủ sở hữu bản quyền cho phép, không trả nhuận bút, thù lao hoặc quyền lợi vật chất theo quy định.
Khi các hãng phim gặp khó khăn do đại dịch bùng phát, video tóm tắt bị cho khiến doanh thu phim sụt giảm nghiêm trọng hơn cho hãng sản xuất, rạp phim và các nền tảng trực tuyến.
Thu hút hàng triệu lượt xem nhờ tóm tắt phim
Trên kênh W*** Movies, video tóm tắt phim Quiet Place 2 được đăng ngày 13/8. Dù chỉ dài hơn 10 phút, người xem có thể nắm bắt diễn biến chính của phim bằng lời thuyết minh, phụ đề và các cảnh từ 5-10 giây, được cắt từ bản phim dài hơn 90 phút rồi ghép lại với nhau.
Một kênh chuyên đăng video tóm tắt phim có hàng chục đến trăm nghìn lượt xem. Ảnh: Chụp màn hình. |
Đoạn tóm tắt phim Quiet Place 2 trên kênh W*** Movies có hơn 340.000 lượt xem. Kênh này cũng đăng video tóm tắt một số phim như The Forever Purge, 28 Weeks Later với hàng trăm nghìn lượt xem. Video mới nhất trên kênh này tóm tắt phim The Revenant, có hơn 161.000 lượt xem sau 12 tiếng đăng tải.
Một kênh khác là T** N** Phim cũng đăng tải nhiều video tóm tắt phim với độ dài từ 6-16 phút. Dù có tiêu đề “Review”, phần lớn nội dung của các video là tóm tắt nội dung phim bằng lời nói, hình ảnh cắt từ phim (recap), không phải dùng quan điểm để đánh giá nội dung (review). Giọng thuyết minh trên kênh được tạo bằng phần mềm tự động
Kênh NEW C*** T* Phim cũng đăng video tóm tắt phim với tần suất 2-3 ngày/video, hoặc 2 video/ngày. Đoạn tóm tắt trên kênh được thể hiện bằng phụ đề và thuyết minh, thu hút hàng chục nghìn đến hàng trăm nghìn lượt xem.
Không chỉ YouTube, tính năng Watch trên Facebook cũng xuất hiện nhiều video tóm tắt (recap), tiết lộ (spoil) nội dung phim nhưng tiêu đề đặt chữ đánh giá (review). Các video tóm tắt xuất hiện khi người dùng tìm kiếm với từ khóa “review phim”, một số video có đến hàng triệu lượt xem, mang về hàng chục nghìn tương tác cho trang.
Dù có tiêu đề review, đây đều là các video tóm tắt (recap) tiết lộ nội dung phim. Ảnh: Chụp màn hình. |
Bên dưới video là các bình luận bàn tán về nội dung phim, một số người nhắn “cảm ơn” chủ kênh vì giúp họ xem phim miễn phí, không phải bỏ tiền ra rạp hoặc mua trên ứng dụng xem phim có bản quyền.
Nhật Bản mạnh tay với video tóm tắt phim
Tại Nhật Bản, từng có trường hợp bị bắt do đăng video tóm tắt phim lên YouTube. Hồi tháng 6, cảnh sát tỉnh Miyagi đã bắt giữ 2 người đàn ông và một phụ nữ do đăng video tóm tắt phim lên YouTube từ tháng 7/2020.
Từng có trường hợp đăng video tóm tắt phim bị bắt tại Nhật Bản. Ảnh: NHK. |
Theo NHK, đây là trường hợp đầu tiên cảnh sát Nhật bắt người do đăng video tóm tắt phim. Để bắt 3 người này, một cơ quan của Nhật có tên Hiệp hội Phân phối Nội dung Nước ngoài (COFA) đã gửi lệnh tòa án đến Mỹ, yêu cầu cung cấp danh tính người đăng clip tóm tắt lên YouTube. Thông tin sau đó được COFA chuyển cho cảnh sát tỉnh Miyagi.
Đoạn tóm tắt khiến 3 người bị bắt có thời lượng 10 phút, dài hơn đa số video đánh giá phim thông thường, bằng khoảng 10% thời lượng bộ phim đầy đủ. Cảnh sát cho rằng 3 người này đã đăng video tóm tắt để kiếm tiền quảng cáo. Xét về mục đích kể lại toàn bộ cốt truyện phim, COFA nhận định điều này ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của hãng phim.
Theo SoraNews24, vụ việc đã thu hút sự chú ý trên Internet. Trong khi vài người cho rằng phải trừng trị hành động vi phạm bản quyền, số khác nhận định đăng video tóm tắt phim chưa đủ nghiêm trọng để kết tội. Nhật Bản cũng có đạo luật “sử dụng công bằng” nhằm xác định nội dung vi phạm bản quyền.
(Theo Zing)
Tổng thiệt hại ước tính từ việc đăng tóm tắt phim trái phép này lên đến 96 tỷ yên, tương đương gần 20 nghìn tỷ VND.
相关文章
随便看看