Việc gia nhập Công ước và Nghị định thư CapeTown cho phép Việt Nam tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi mua máy bay.
Sángnay (15-10),ảoluậnviệcgianhậpCôngướcNghịđịnhthưosasuna – mallorca Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Tờ trình của Chínhphủ về việc gia nhập Công ước về quyền lợi quốc tế đối với trangthiết bị di động và Nghị định thư về các vấn đề cụ thể đối vớitrang thiết bị tàu bay (Công ước và Nghị định thư Cape Town).
Tiếp cận nguồn vốn ưu đãi khi gia nhập
Thực hiệnchương trình công tác của Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải đã phối hợp với cáccơ quan hữu quan tiến hành nghiên cứu và đề xuất việc Việt Nam gia nhập Công ước về quyền lợi quốctế đối với trang thiết bị di động và Nghị định thư về các vấn đề cụ thể đối vớitrang thiết bị tàu bay.
Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết việc gia nhậpCông ước và Nghị định thư Cape Town cho phép Việt Nam tiếp cận các nguồn vốnvay ưu đãi mua máy bay
Tờtrình của Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng trình bàycho biết, mục tiêu cơ bản của Công ước và Nghị định thư Cape Town nhằm tạo điềukiện thuận lợi cho việc thuê tài chính và cho thuê các trang thiết bị tàu bay mộtcách hiệu quả, đem lại lợi ích kinh tế đáng kể cho các quốc gia thành viên củaCông ước và Nghị định thư tại bất kỳ giai đoạn phát triển nào, đặc biệt đối vớicác quốc gia đang phát triển bởi việc mang lại các khoản tín dụng thương mại đốivới các trang thiết bị tàu bay trước đây không dễ dàng tiếp cận vì chi phícao.
Công ướcvà Nghị định thư đã xác lập một cơ chế pháp luật vững chắc thống nhất ở phạm viquốc tế để bảo vệ các lợi ích, bảo lưu quyền sở hữu và quyền lợi của người chothuê; khuyến khích việc cấp tín dụng, cho thuê và giảm các chi phí liên quan.
Công ướcvà Nghị định thư bảo đảm tốt hơn cho chủ nợ, người cho thuê khi rủi ro mất tàisản, tăng mức độ tín nhiệm đối với các khoản vay, thuê dẫn đến khả năng chophép các tổ chức xuất khẩu tín dụng giảm chi phí đánh vào vốn vay thông qua cơchế đăng ký quyền lợi quốc tế và các chế tài áp dụng thống nhất đối với thântàu bay, động cơ tàu bay và trực thăng được hình thành trên cơ sở vay tín dụngđể thuê, mua.
Bộ trưởngBộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng cho biết, ngành hàng không Việt Nam đangtrong giai đoạn phát triển và nhu cầu về phát triển đội tàu bay hiện đại rất cầntiếp cận các nguồn vốn vay với chi phí vay thấp. Theo Quy hoạch phát triển giaothông vận tải hàng không thì đến năm 2020 tổng số tàu bay khoảng 140-150 chiếcvà sở hữu chiếm khoảng 50%. Như vậy ngoài tàu bay thuê, thì việc vay vốn muatàu bay và thế chấp bằng chính tàu bay đó cần một nguồn vốn rất lớn.
Việc đượctiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi cho phép các hãng hàng không tăng cườngđược mức độ an toàn và hiệu quả khai thác đội tàu bay thế hệ mới, gia tăng đượclợi nhuận. Hơn nữa, khi các nhà sản xuất tàu bay có được mức bán cao thì chiphí sau bán hàng cũng sẽ được giảm đáng kể khi thị trường được mở rộng.
Cân nhắc thuận lợi và khó khăn
Theo Tờtrình, việc Việt Nam gia nhập Công ước và Nghị định thư Cape Town là hết sức cầnthiết, là điều kiện tiên quyết để tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các tổchức kinh tế của Việt Nam tiếp cận các nguồn tín dụng ưu đãi từ các tổ chức tàichính quốc tế trong việc phát triển đội tàu bay, nâng cao năng lực vận tải vàkhả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Tuynhiên, các ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội đều cho rằng cần nghiên cứuvà cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định tham gia Công ước và Nghị định thư, trongđó cần đánh giá tình hình thực tế của Việt Nam cũng như lường hết mọi khả năngcả về thuận lợi và thách thức, khó khăn khi gia nhập.
Theo Chủnhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện, các quy định của Công ước và Nghị địnhthư tạo điều kiện vay nợ với nhiều ưu đãi nhưng điều kiện ràng buộc rất chặt chẽvà chủ nợ nắm đằng chuôi. Đây là những văn bản pháp lý hết sức phức tạp do đó cầnnghiên cứu kỹ điều kiện của nước ta và cân nhắc khả năng gia nhập vào thời điểmhiện nay.
Ngoàira, ông Nguyễn Văn Hiện cũng nhấn mạnh, giải trình cần cung cấp thông tin đầy đủvà thuyết phục hơn, như thực trạng huy động nguồn tín dụng trong những năm gầnđây, khả năng huy động vốn hiện tại và trong tương lai cho ngành hàng không;tình hình bảo lãnh của Chính phủ trong những khoản vay và tính đến nguy cơChính phủ trở thành con nợ khi doanh nghiệp kinh doanh yếu kém, thua lỗ. Sựtương thích của Công ước và Nghị định với luật hiện hành của nước ta còn có điểmkhác biệt.
Chủ nhiệmỦy ban Tài chính Ngân sách Phùng Quốc Hiển phân tích, khi tham gia, ngoài việcphải chịu sự ràng buộc về mặt pháp lý thì chúng ta còn chịu sự kiểm soát chặtchẽ. Điều ông Hiển băn khoăn là doanh nghiệp thua lỗ, không trả nợ đúng hạn thìbị xử lý nhanh gọn, buộc giao máy bay cho chủ nợ. Điều đó ảnh hưởng đến khảnăng phục hồi sản xuất cũng như liên quan phần vốn đối ứng.
Nêu ýkiến về vấn đề này, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho biết nhiều vấnđề liên quan đến nội dung Công ước chưa được quy định trong pháp luật Việt Nam,ngoài ra còn có những vấn đề khác biệt.
Phó Chủtịch Uông Chu Lưu đề nghị cần rà soát lại, giải trình rõ hơn nhiều nội dung,trong đó lường hết cả mặt thuận lợi và khó khăn, trình Quốc hội xin ý kiến theoquy định.
Theo VOV