Chuyển đổi số là sự tích hợp đầy đủ các công nghệ kỹ thuật số vào mọi lĩnh vực của một doanh nghiệp,ệpbánlẻtậptrungpháttriểncửahàngsốket qua u 19 ứng dụng công nghệ để thay đổi cách thức vận hành, mô hình kinh doanh và đem đến những giá trị mới cho khách hàng. Cụ thể là ứng dụng những công nghệ mới: Big Data, Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud)…. để thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình thực hiện, văn hóa của doanh nghiệp.
Ví dụ rõ nhất là những cửa hàng Amazon Go. Không chỉ là “nhà cách mạng” trong ngành mua sắm trực tuyến, các cửa hàng bán lẻ truyền thống của Amazon nhờ vận dụng chuyển đổi số hiệu quả đã mang lại trải nghiệm mới cho khách hàng. Các cửa hàng của Amazon Go sử dụng kết hợp trí tuệ nhân tạo (AI), học sâu và công nghệ nhiệt hạch cảm biến để tự động hóa quy trình thanh toán. Khách hàng có thể vào cửa hàng, lấy đồ và rời đi mà không phải xếp hàng hoặc kiểm tra, trong khi thanh toán được tự động thực hiện thông qua ứng dụng Amazon Go.
Bên cạnh đó, công nghệ thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR) đang ngày càng ảnh hưởng mạnh mẽ đến lĩnh vực bán lẻ, thường được ứng dụng trong các ngành hàng nội thất, ô tô… Khách hàng có thể khám phá nội thất - ngoại thất của một chiếc xe, hay tham quan một showroom ngay cả khi đang ngồi ở nhà trên thiết bị thông minh di động.
Người mua có thể quét mã QR trên sản phẩm để có thêm thông tin về nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng hàng hóa. (Ảnh minh họa: Internet) |
Tại nhiều siêu thị, khách hàng sẽ được trải nghiệm cảm giác mua sắm liền mạch nhờ chuyển đổi số ngành bán lẻ. Người mua có thể quét mã QR trên sản phẩm để có thêm thông tin (bao gồm cả các mặt hàng thực phẩm chính xác được thu hoạch, nguồn gốc và giao hàng). Khâu thanh toán cũng có thể được thực hiện thông qua ứng dụng của siêu thị, giúp mua sắm nhanh chóng và thuận tiện hơn.
Ngoài những công nghệ kể trên, robot tự động, Internet vạn vật, Big Data,… cũng là những công nghệ đang được ứng dụng để phát triển chuyển đổi số ngành bán lẻ.
Mặc dù còn nhiều thách thức phải vượt qua, nhưng các chuyên gia nhận định, mô hình bán lẻ đa kênh tích hợp chắc chắn sẽ là tương lai của ngành bán lẻ thế giới và Việt Nam. Không những thế nó còn được dự báo sẽ tiến hóa theo hướng kết nối sâu và rộng hơn, hình thành một mô thức “Hệ sinh thái người tiêu dùng”. Đây là bước đi bắt buộc cho tất cả các thương hiệu để tiếp cận người tiêu dùng hiện đại.
Theo nghiên cứu của Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam, năm 2020, 30% doanh số bán lẻ được thực hiện thông qua ứng dụng, 33% người tiêu dùng Việt Nam thực hiện chuyển tiền trực tiếp trên mạng khi mua sắm trực tuyến. Với tỷ lệ dân số trẻ cao, Chính phủ đang đặt mục tiêu đến năm 2025 có 55% dân số mua sắm trực tuyến và doanh số thương mại điện tử khoảng 35 tỷ USD.
Đông Phong
Trong 6-7 tháng vừa qua, các nhà bán lẻ buộc phải đa dạng kênh giao thương và hình thức bán hàng để vượt qua giai đoạn khó khăn do dịch bệnh.