Cần cơ chế sandbox để các Fintech Việt Nam đẩy lùi app tín dụng đen Trung Quốc_nhận định darmstadt
作者:Ngoại Hạng Anh 来源:Thể thao 浏览: 【大中小】 发布时间:2025-01-10 17:10:12 评论数:
Tín dụng đen Trung Quốc núp bóng đang lũng đoạn thị trường Việt
CEO Tima Trần Thế Vĩnh cho biết,ầncơchếsandboxđểcácFintechViệtNamđẩylùiapptíndụngđenTrungQuốnhận định darmstadt dân số Việt Nam với hơn một nửa là dân số trẻ trong độ tuổi lao động đang có nhu cầu tài chính cao nhưng lại gặp nhiều rào cản khi tiếp cận tài chính chính thống, đặc biệt là nhóm người ở vùng nông thôn. Đây là tiềm năng rất lớn cho lĩnh vực P2P Lending (cho vay ngang hàng) phát triển. Thêm vào đó là sự phổ cập của Internet, điện thoại di động mở ra cơ hội cho lĩnh vực cho vay ngang hàng dễ dàng tiếp cận đến từng khách hàng trên mọi vùng địa lý.
Ông Vĩnh cho hay, thực tế trên thị trường đang tồn tại các ứng dụng (app) cho vay online đội mác P2P lending để thực hiện hoạt động cho vay trái pháp luật theo hình thức “tín dụng đen”. Những app này thường bẫy người dùng bằng hình thức cho vay online dễ dàng, chỉ cần một số giấy tờ cơ bản như giấy chứng minh nhân dân. Nhưng khi người dùng đăng ký vay thì mới biết mình phải chịu mức lãi suất rất cao, dẫn đến không có khả thanh toán. Sau đó họ sẽ phải đối mặt với hình thức đòi nợ theo kiểu tín dụng đen đe dọa, “khủng bố” tinh thần khách vay và những người thân, gây cản trở và mất an toàn cuộc sống.
CEO Tima cho rằng, những hoạt động trên khiến người dân có suy nghĩ sai lệch về mô hình P2P đúng nghĩa. Hệ luỵ nó gây ra là làm suy giảm uy tín, cản trở hoạt động của những công ty hoạt động nghiêm túc, chuẩn chỉnh, minh bạch trong lĩnh vực cho vay ngang hàng. "Do các app cho vay online trá hình thường lợi dụng kẽ hở của khung pháp lý để cho vay dễ dàng với lãi suất cao. Sau đó, khi người vay không đủ khả năng trả nợ họ sẽ dùng mọi biện pháp để thu hồi khoản vay, kể cả những biện pháp phiền toái gây ảnh hưởng đến những người thân của khách vay. Điều này vô tình khiến người dân có thói quen dễ dãi vay tiền online, nhưng lại sẵn sàng quỵt nợ”, CEO Tima Trần Thế Vĩnh lý giải.
Bên cạnh đó, những công ty làm biến tướng mô hình vay ngang hàng dưới một số hình thức như sử dụng trực tiếp vốn để cho vay, không kết nối nhà đầu tư với người có nhu cầu; hoặc lợi dụng để huy động vốn, chiếm dụng vốn và sử dụng sai mục đích. Đến lúc mất kiểm soát nguồn vốn, dẫn đến sụp đổ sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế cũng như ngành dịch vụ cho vay ngang hàng. Điều này khiến cho lĩnh vực P2P lending mất dần cơ hội để phát triển, thậm chí có nguy cơ bị ngăn chặn.
Đại diện một startup khởi nghiệp sáng tạo chuyên về cho vay ngang hàng (P2P) của Việt Nam (đề nghị không nêu tên) cho hay, có rất nhiều các doanh nghiệp của Trung Quốc, hoặc được Trung Quốc đầu tư, mượn tên người Việt Nam để đứng đăng ký kinh doanh đội mác P2P lending rất nhiều. Họ tạo ra không chỉ 1 app mà nhiều app trên iOS, Android để cho vay online tràn lan. Chỉ cần search từ khóa “vay tiền” là có rất nhiều công ty không rõ nguồn gốc xuất xứ và các công ty Trung Quốc hoạt động trong lĩnh vực này.
Tuần trước, lực lượng chức năng đã xử lý 2 vụ cho vay tín dụng đen trực tuyến với lãi suất cao lên đến 900% tháng. Thủ đoạn của các đối tượng này là đội mác P2P Lending để cho vay online nhưng thu hồi nợ theo mô hình tín dụng đen (thu hồi tận nhà theo các phương pháp không chính thống)… Các app tín dụng đen của doanh nghiệp Trung Quốc hoạt động trá hình tại Việt Nam cũng khiến người dân hình thành tâm lý lo lắng dè chừng , làm ảnh hưởng rất nhiều đến các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình P2P lending được cấp phép tại Việt Nam.