Huy động nhân lực chưa từng có
Tại cuộc họp với Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại TP.HCM sáng 9/7,đổichiếnlượccáchlyxétnghiệmđểdậpdịlucky88 best Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, Bộ sẽ tiếp tục điều động 10.000 nhân lực y tế từ miền Bắc và miền Trung hỗ trợ TP.HCM chống dịch.
Trong số này có 25 cán bộ là lãnh đạo các Vụ/Cục/Viện/Trường trực thuộc Bộ Y tế được điều tới TP.HCM trong hôm nay và ngày mai, tham gia vào Bộ phận thường trực.
Đây đều là những người có kinh nghiệm dày dạn tham gia chống dịch tại Đà Nẵng, Bắc Ninh, Bắc Giang… khi vào TP.HCM sẽ phối hợp chỉ đạo công tác chống dịch tại TP Thủ Đức, Quận 8, Quận Bình Thạnh, Quận Bình Tân, Quận Tân Phú, Huyện Củ Chi, Huyện Bình Chánh.
Bộ trưởng giao quyền điều hành, điều phối toàn bộ nhân lực tăng cường cho Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn – Trưởng Bộ phận thường trực của Bộ Y tế tại TP.HCM.
Thứ trưởng Sơn cho biết, thành phố đang có 2.500 đội lấy mẫu với 4.000 người, công suất mỗi ngày 350.000 – 400.000 mẫu cho 20 đơn vị xét nghiệm.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long chủ trì cuộc họp với Bộ phận thường trực của Bộ Y tế tại TP.HCM. Ảnh: Trần Minh
Tuy nhiên vẫn cần thêm 500 người phục vụ công tác truy vết. Hiện Bộ Y tế đã điều động nhân lực của 2 trường ĐH Y Thái Bình và ĐH Y Hải Phòng vào TP.HCM.
Việc Bộ Y tế huy động 1 vạn nhân viên y tế cùng lúc với hàng chục lãnh đạo hỗ trợ một địa phương chống dịch là điều chưa có trong tiền lệ.
Thứ trưởng Sơn cho biết đã đề nghị TP.HCM có kế hoạch sử dụng, điều phối nhân lực phù hợp 10.000 cán bộ, nhân viên y tế vào thành phố chống dịch.
Thay đổi chiến lược cách ly, xét nghiệm
Trong bối cảnh TP.HCM áp dụng chỉ thị 16 và số ca mắc đang tăng nhanh, Bộ trưởng Y tế đề nghị thực hiện ngay chiến lược cách ly, xét nghiệm mới.
Với cách ly, chia thành 3 khu vực:
Khu vực nguy cơ rất cao (khu vực phong tỏa): Các trường hợp F1 thực hiện cách ly tại nhà, không thực hiện cách ly tập trung.
Nhà cách ly F1 phải có biển báo bên ngoài, có hàng rào mềm ngăn cách, đảm bảo theo dõi, giám sát chặt chẽ, toàn bộ thành viên trong nhà/gia đình không được phép đi ra ngoài.
Đối với trường hợp có đông F1 lưu trú tại một khu vực phong tỏa, áp dụng thiết chế cách ly y tế tập trung cả khu vực đó. Trường hợp mật độ người cách ly quá đông thì xem xét đưa bớt ra khu cách ly tập trung.
Với khu vực nguy cơ cao, áp dụng cách ly các trường hợp F1 tại nhà theo hướng dẫn tại Công văn số 5152 của Bộ Y tế. Trường hợp F1 ở tại các khu tập thể, khu chung cư, nếu có ca F0 tại gia đình sẽ đưa toàn bộ F1 đi cách ly tập trung.
Với các khu vực khác, áp dụng cách ly các trường hợp F1 tại nhà hướng dẫn 5152.
Trong trường hợp không đủ điều kiện cách ly tại nhà, đặc biệt người F1 lưu trú tại các gia đình đông người, tại các khu chung cư, tập thể thực hiện cách ly tập trung theo các quy định hiện hành.
Về xét nghiệm, cũng chia thành khu vực:
Khu vực nguy cơ rất cao thực hiện lấy mẫu toàn bộ người dân 3 ngày/lần tại hộ gia đình để phát hiện sớm các trường hợp mắc Covid-19, nhanh chóng đưa các trường hợp mắc bệnh, nghi ngờ mắc bệnh ra khỏi cộng đồng.
Thực hiện gộp theo hộ gia đình hoặc tất cả những người sống trong cùng một phòng để xét nghiệm RT-PCR, có thể gộp mẫu 3 hoặc 5 đối với xét nghiệm kháng nguyên nhanh.
Đối với khu vực nguy cơ cao, lấy mẫu toàn bộ người dân 7 ngày/lần (có thể tăng tần suất nếu cần) tại hộ gia đình, xét nghiệm mẫu gộp cùng 1 ống.
Bộ trưởng lưu ý TP.HCM phải tổ chức lấy mẫu tại hộ gia đình đối với vùng nguy cơ cao và rất cao, không tổ chức các điểm lấy mẫu tập trung. Nếu làm test nhanh phải trả mẫu ngay. Nếu làm PCR trong hộ gia đình chỉ làm gộp từng hộ, không chung gia đình khác.
Kết quả PCR phải trả trước 24 giờ, Bộ phận thường trực đang yêu cầu đẩy nhanh lên 12 giờ.
Đối với các khu vực khác, cần thực hiện giám sát và xét nghiệm tầm soát, lấy mẫu đại diện thành viên của hộ gia đình.
Ngoài ra, TP.HCM cần thực hiện xét nghiệm 3 ngày/lần các trường hợp có nguy cơ cao tại các cơ sở khám, chữa bệnh; các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp…
Riêng các trường hợp có biểu hiện ho, sốt, khó thở, viêm đường hô hấp... đến bệnh viện khám, yêu cầu xét nghiệm tầm soát 100%.
Với các nhà máy, xí nghiệp, Bộ trưởng Y tế yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát, nếu không đảm bảo an toàn phòng chống dịch, cần ngưng hoạt động ngay. Thành phố cần chỉ đạo lấy mẫu tầm soát ít nhất 20% số người trong công ty, nhà máy. Nếu có điều kiện tiến hành lấy mẫu toàn bộ nhà máy.
Do số lượng xét nghiệm lớn, Bộ trưởng cho rằng cần tăng thêm nhân lực, 2.500 đội lấy mẫu chưa đủ.
Sắp tới, Bộ Y tế sẽ tăng số lượng phân phối vắc xin cho TP.HCM, điều động 30 xe tiêm lưu động để đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng.
Thúy Hạnh
Rất nhiều ca bệnh, ổ dịch tại TP.HCM đã xuất hiện trong các khu chợ dân sinh, chợ đầu mối, khu công nghiệp, khu dân cư, cảnh báo lây nhiễm sẽ còn diễn biến phức tạp.