Chính phủ vừa trình Quốc hội đề án chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam. Tuyến đường dự kiến dài 1.541 km,Đềxuấtchínhsáchđặcthùchodựánđườngsắttốcđộlich da mu tốc độ thiết kế 350 km/h, khai thác tàu chở khách và kết hợp chở hàng khi cần thiết, phấn đấu khởi công năm 2027 và hoàn thành năm 2035.
Sơ bộ tổng mức đầu tư dự án khoảng 67,34 tỷ USD, nguồn vốn từ ngân sách trung ương, vốn góp của các địa phương, vốn vay có chi phí thấp và ít ràng buộc. Để dự án được triển khai đúng kế hoạch, Chính phủ đề xuất 19 chính sách đặc thù, chia thành các nhóm sau.
Nhà thầu ưu tiên sử dụng sản phẩm Việt Nam
Theo kinh nghiệm quốc tế, để phát triển công nghiệp đường sắt đòi hỏi các quốc gia phải làm chủ công nghệ lõi, có nền công nghiệp phụ trợ phát triển và nguồn vốn lớn để mua công nghệ, đầu tư cơ sở vật chất.
Để tạo động lực cho doanh nghiệp trong nước tham gia vào thị trường công nghiệp đường sắt cần có cam kết từ Chính phủ cũng như cơ chế đảm bảo đầu ra cho sản phẩm. Tuy nhiên, doanh nghiệp trong nước mới tham gia thị trường nên giá thành khó có thể cạnh tranh sản phẩm cùng loại trên thế giới.
Nhằm giải bài toán trên, Chính phủ đề xuất danh mục sản phẩm công nghiệp đường sắt, công nghiệp hỗ trợ phục vụ dự án thuộc nhóm đặt hàng cho tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam. Trong quá trình lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng, chủ đầu tư phải quy định điều khoản cụ thể về lộ trình, nội dung chuyển giao công nghệ với tổng thầu, nhà thầu theo danh mục chuyển giao công nghệ.
Chính phủ cũng đề xuất ưu tiên lựa chọn tổng thầu, nhà thầu cam kết chuyển giao công nghệ mới mà trong nước chưa có. Đối với các sản phẩm công nghiệp đường sắt phục vụ dự án mà trong nước có thể sản xuất, chủ đầu tư, tổng thầu phải ưu tiên đặt hàng từ doanh nghiệp Việt Nam.
Cơ chế bố trí vốn đầu tư
Trong nhóm chính sách huy động nguồn lực, Chính phủ đề xuất quá trình thực hiện dự án, Thủ tướng được quyết định sử dụng các nguồn vốn như: Trái phiếu Chính phủ, vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, có chi phí khoản vay thấp hơn khoản vay trong nước và ít điều kiện ràng buộc.
Dự án sẽ được bố trí đủ vốn qua nhiều kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn phù hợp với tiến độ thực hiện. Thủ tướng quyết định điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm vốn ngân sách trung ương giữa các bộ, cơ quan trung ương và địa phương trong trường hợp không thay đổi tổng mức vốn trung hạn và hàng năm đã được Quốc hội quyết định.
Trường hợp cần thiết, Chính phủ trình Quốc hội quyết định điều chỉnh chỉ tiêu bội chi ngân sách, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ để huy động vốn cho dự án.