Đòn bẩy địa chính trị trong căng thẳng Nga_keo real
TheĐònbẩyđịachínhtrịtrongcăngthẳkeo realo france24.com ngày 30/1, trong khi Liên minh châu Âu (EU) cân nhắc các lựa chọn của mình để có một phản ứng thống nhất và mạnh mẽ với Nga, thì khối này đang có cảm giác bất an mới về sự phụ thuộc vào dầu khí của Nga.
"Mỹ và EU đang phối hợp cùng nhau hướng tới việc cung cấp liên tục, đủ và kịp thời khí đốt tự nhiên cho EU từ các nguồn khác nhau trên toàn cầu để tránh những cú sốc về nguồn cung, bao gồm cả những cú sốc do căng thẳng Nga - Ukraina gây ra", Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã ra một tuyên bố chung vào cuối tuần trước.
Ảnh: Nord Stream 2 |
Căng thẳng gia tăng liên quan đến việc Nga tăng cường binh lực dọc biên giới Ukraina đã khiến tâm điểm của sự chú ý trở lại với dự án Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2) gây tranh cãi, một đường ống dẫn khí đốt dài hơn 1.200 km chạy từ miền Tây nước Nga đến Đông Bắc nước Đức dưới Biển Baltic, được hoàn thành vào cuối năm 2021.
Nếu đường ống Nord Stream 2 - một dự án chung giữa các công ty năng lượng của Nga, Đức, Hà Lan và Pháp - được Brussels bật đèn xanh để đi vào hoạt động, nó có thể bơm 55 tỷ mét khối khí đốt cho Đức mỗi năm.
Nhưng cuộc khủng hoảng ngoại giao hiện tại với Nga đang làm phức tạp tương lai của đường ống. Anna Creti, Giám đốc khoa Kinh tế khí hậu của Đại học Dauphine ở Paris, cho biết trong một cuộc phỏng vấn: "Nếu Nga tấn công Ukraina, quyết định dừng Nord Stream 2 sẽ là một phần trong chiến lược quân sự hoặc chính trị của EU. Nhưng nó không thể được thực hiện một cách đơn phương; nó sẽ cần sự đồng ý của toàn bộ Liên minh".
Theo chuyên gia Creti, trong hợp đồng dài hạn liên quan đến Nord Stream 2, một bên là công ty quốc doanh của Nga là Gazprom, một bên là một số công ty châu Âu. EU không chỉ một bên liên quan và Nga có thể mặc cả với các công ty liên quan. Một kịch bản có khả năng xảy ra là Nga sẽ giảm lượng khí đốt sang EU trong vài tuần, gửi một tín hiệu cho châu Âu rằng nguồn cung của họ đang gặp nguy hiểm.
Điều tương tự đã xảy ra vào năm 2008, khi bất đồng giữa Moscow và Kiev về thanh toán năng lượng, cùng cáo buộc rằng Ukraina đang hút khí đốt, đã khiến Moscow ngừng cung cấp năng lượng, khiến các khu vực châu Âu không có năng lượng của Nga trong hơn hai tuần trong tháng 1.
Theo Eurostat, hơn một nửa nhu cầu năng lượng của EU (61%) là nhập khẩu năm 2019. EU chủ yếu phụ thuộc vào Nga để nhập khẩu dầu thô, khí đốt tự nhiên (35% nguồn cung của EU).
Trong khi đó, tương lai của Dòng chảy phương Bắc 2 vẫn còn chưa chắc chắn chừng nào các cuộc "khẩu chiến" giữa Moscow và phương Tây vẫn tiếp tục. Nord Stream 2 phải vượt qua hai rào cản nữa trước khi đi vào hoạt động hoàn toàn: chứng nhận an toàn và phê duyệt theo quy định.
Các nhà chức trách ở Brussels hiện đang cân nhắc xem liệu đường ống có phù hợp với các quy định năng lượng của châu Âu hay không. Mặc dù quyết định có vẻ hoàn toàn mang tính kỹ thuật, nhưng cuối cùng, “Ủy ban châu Âu sẽ phải quyết định xem liệu họ có trao quá nhiều quyền lực cho Nga hay không”, Creti nói.
Một quan chức ngoại giao cấp cao của Đức đã hạ thấp những nguy cơ tiềm ẩn, đồng thời lưu ý rằng Nga cũng phụ thuộc vào châu Âu. “Tất nhiên là có sự phụ thuộc lẫn nhau - chúng tôi nhận được rất nhiều khí đốt từ Nga và EU là thị trường khí đốt lớn nhất của Nga. Một phần lớn thu nhập của Nga đến từ xuất khẩu khí đốt", nhà ngoại giao cho biết trong điều kiện dấu tên.
Trong những tuần gần đây, Đức bị cáo buộc có phản ứng mềm mỏng về Nga, không đồng ý xuất khẩu vũ khí cho Kiev và nói rằng Nord Stream 2 nên được tách biệt với vấn đề Ukraina.
Trong khi Nord Stream 2 hiện đang ở "chế độ chờ", Điện Kremlin thông báo hôm 27/1 rằng Tổng thống Nga Putin đã lên lịch gặp các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Đức.
Khi được hỏi về dự báo nội dung của cuộc đàm phán, chuyên gia Creti nói: “Nga có thể nói không nên lãng phí thời gian và cảnh báo các công ty châu Âu bằng các hình phạt nếu đường ống không đi vào hoạt động. Nhưng châu Âu cũng có thể quyết định mở hoặc đóng Nord Stream 2 lại dựa trên tình trạng quan hệ hiện tại của Nga với châu Âu. Vào thời điểm này, có 50/50 cơ hội để hai bên tiếp tục hợp tác về đường ống".
Theo Baotintuc
Xem thêm tin quốc tế trên VietNamNet
Tổng thống Putin cáo buộc Mỹ dụ Nga tham chiến
Tổng thống Putin cáo buộc Mỹ cố tình tạo ra một kịch bản nhằm dẫn dụ Nga tham chiến và phớt lờ những lo ngại an ninh của nước này, dùng Ukraina như một công cụ để hạn chế Nga.
相关文章
Kết quả bóng đá nam SEA Games 32 mới nhất
Kết quả bóng đá nam SEA Games 32NgàyGiờTrận đấuBảngTrực tiếp29/416h00Indonesia2025-01-24Điểm chuẩn Trường ĐH Sài Gòn 2 năm gần đây biến động như thế nào?
Năm 2020,Trường ĐH Sài Gòn tuyển 4.280 chỉ tiêu, trong đó có 4.765 thí sinh nhập học. Điểm chuẩn tươ2025-01-24MU 'thay máu': Solskjaer giục lãnh đạo tống khứ Pogba
Động thái của nhà cầm quân người Na Uy sẽ mở đường cho Pogba trở lại Juventus hoặc chuyển đến Real M2025-01-24Ông Trần Văn Vũ đã được giúp đủ tiền mổ tim
Ông Trần Văn Vũ là nhân vật trong bài viết "Người đàn ông phải ngủ ngồi cả đêm". Trước đó, ông nhập2025-01-24Thế giới chân rết của hacker Trung Quốc
Hacker Trung Quốc luôn có tiếng là trình độ cao và hoạt động tinh vi. Nhưng điều có thể khiến bạn ng2025-01-24Lỗi chọn nội thất khiến nhà kém sang tốn tiền
- Những sai lầm khi chọn đồ nội thất sẽ khiến bạn không chỉ "đau ví" mà còn tạo ấn tượng kém sang ch2025-01-24
最新评论