Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM chiều nay thông tin về ca ghép gan đặc biệt mới được thực hiện.
TheữuChiađôilágancứungườitrướccửatửkq bd truc tiepo đó, ngày 22/8, bệnh viện nhận được thông báo từ Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia về một trường hợp được chẩn đoán chết não sau khi bị tai nạn giao thông và được gia đình đồng ý hiến tạng.
Ngay lập tức, bệnh viện rà soát, phát hiện có 2 người bệnh phù hợp đang chờ ghép gan. Đó là một người đàn ông 53 tuổi bị ung thư gan, xơ gan nặng do viêm gan B và một bé gái 9 tháng tuổi nặng 7,2kg, bị xơ gan ứ mật nguyên phát, nhiều lần nôn ra máu do biến chứng, đang trong tình trạng nguy kịch.
Ý thức được sự quý giá của lá gan được hiến, đội ngũ y bác sĩ của Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM đã nghĩ đến giải pháp chia gan để ghép, cứu sống cả 2 người bệnh.
Ngày 22/8, sau lễ mặc niệm tri ân người hiến tạng tại Bệnh viện Chợ Rẫy, ca phẫu thuật lấy tạng được tiến hành. Lá gan được tách đôi trên mâm phẫu thuật, đây là kỹ thuật lần đầu tiên được thực hiện tại Việt Nam.
“Thông thường, gan được tách ngay trên cơ thể người hiến, khi tim còn đập, máu còn chảy. Nhưng ở trường hợp này không có điều kiện thuận lợi như vậy, lá gan được lấy ra khỏi người hiến rồi mới được tách nên khó khăn hơn để đảm bảo các mạch máu, ống mật của hai mảnh ghép chạy thật tốt” - TS.BS Trần Công Duy Long, Trưởng đơn vị Ung thư gan mật và ghép gan nói.
Cùng lúc với việc tách gan, các ekíp khác tiến hành phẫu thuật cắt bỏ gan ở 2 người bệnh. Quá trình ghép được thực hiện đồng bộ và chính xác. Niềm vui vỡ oà khi ekíp phẫu thuật nhìn thấy mảnh gan ghép được tái tưới máu, nhanh chóng hồi phục chức năng, bắt đầu tiết ra những giọt mật đầu tiên.
Đến ngày hôm sau, cả hai người bệnh đều tỉnh táo, bắt đầu hồi phục với một phần lá gan của người hiến tạng.
“Ca chia gan lần này không chỉ cứu sống 2 người bệnh mà còn góp phần giải quyết vấn đề khan hiếm tạng hiện nay” - BS Long nói.
PGS.TS.BS Nguyễn Hoàng Bắc, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM cho biết, ghép tạng là phương pháp duy nhất mang lại hiệu quả cho những người bệnh suy giảm chức năng tạng cấp hoặc mạn tính khi không còn cách điều trị nào khác. Số lượng bệnh nhân có nhu cầu ghép tạng nói chung, ghép gan nói riêng rất lớn, trong khi số lượng tạng ghép từ người hiến chết não vẫn còn hạn chế.
“Chúng tôi hy vọng trong tương lai, sẽ có nhiều người hiểu rõ giá trị của việc hiến tạng, vì tạng hiến không chỉ cứu sống một mà có thể cứu được nhiều người bệnh” - BS Bắc chia sẻ.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)