Hội an cần "số hoá" làng nghề
Ngày 31/5,ộiAncầnứngdụngcôngnghệđưalàngnghềlênsốđểpháttriểnbềnvữtijuana – león tại Toạ đàm “Hội An - Làng nghề lên số”, ông Nguyễn Thế Hùng, Phó chủ tịch UBND TP Hội An (Quảng Nam) cho biết, Hội An là nơi hội tụ hơn 50 nghề thủ công truyền thống, trong đó có nhiều làng nghề được công nhận Di sản phi vật thể quốc gia như: gốm Thanh Hà, mộc Kim Bồng, rau Trà Quế, tranh tre dừa nước Cẩm Thanh, nghề đan võng ngô đồng Cù Lao Chàm, nghề làm đèn lồng, may mặc, thêu thủ công…
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Thế Hùng, phần lớn sản phẩm của các nghề, làng nghề tại Hội An vẫn vận hành dưới hình thức “xuất khẩu tại chỗ”, chủ yếu phục vụ cho hoạt động du lịch dịch vụ địa phương; Nguồn nhân lực hoạt động trong nghề thủ công suy giảm; Thành phố vẫn còn loay hoay trong việc tìm kiếm các giải pháp đầu ra cho sản phẩm.
"Trong thời đại công nghệ 4.0, làm thế nào để các nghề thủ công của Hội An có thể chuyển mình, bắt kịp và hòa nhập cùng với thời cuộc; Làm sao để phát triển hiệu quả chuỗi giá trị sản phẩm làng nghề, xây dựng các kênh tiêu thụ sản phẩm, là những điều còn băn khoăn và trăn trở đối với chính quyền thành phố Hội An", ông Hùng chia sẻ.
Xác định việc tích cực ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số để làng nghề phát triển trong bối cảnh hội nhập là việc làm rất cần thiết, Hội An đã mời các nhà quản lý, chuyên gia đến chia sẻ kinh nghiệm, nhằm giúp các nghệ nhân, thợ thủ công ở địa phương tiếp cận "không gian số".
Cần ứng dụng công nghệ để làng nghề phát triển bền vững
Tại tọa đàm, các chuyên gia cho rằng, Hội An cần ứng dụng công nghệ để tối ưu chuỗi giá trị làng nghề, hỗ trợ các làng nghề phát triển bền vững.
Ông Võ Quốc Hưng, đại diện Tonkin Media cho biết, chuyển đổi số làng nghề truyền thống là một bức tranh lớn được tạo ra từ 9 mảnh ghép khác nhau, được phân vào 3 mảng chính gồm: trải nghiệm khách hàng, quy trình vận hành, mô hình doanh nghiệp.
Theo ông Hưng, việc thành thạo và tận dụng thế giới kỹ thuật số như một điều tất yếu sẽ giúp các nghệ nhân đưa văn hóa truyền thống lên tầm cao hơn. Tuy nhiên, bài toán đặt ra là các nghệ nhân cần phải làm quen và thành thạo các công cụ, nền tảng kỹ thuật số càng nhanh càng tốt.
“Trong thế giới sản xuất công nghiệp, người tiêu dùng có xu hướng kết nối và tìm kiếm tính xác thực với nhà sản xuất. Hàng thủ công thường đi kèm với những câu chuyện, lịch sử độc đáo làm cho những món đồ có ý nghĩa hơn. Đây là một khía cạnh, lợi thế mà làng nghề ở Hội An cần tận dụng, khai phá bằng tiếp thị kỹ thuật số để kết nối với khách hàng trên toàn cầu”, ông Hưng chia sẻ.
Đồng quan điểm, ông Trần Cao Trí, đại diện Công ty Công nghệ Haravan cho rằng, các làng nghề ở Hội An cần có câu chuyện thương hiệu riêng kết hợp yếu tố truyền thống đặc trưng Hội An (đầu vào), với những sáng tạo hội nhập (đầu ra) để thuyết phục khách hàng trong việc tiếp thị số.
Ngoài ra, các chủ thể làng nghề cần có đa kênh bán hàng để có thể tiếp cận khách hàng bằng nhiều cách và nên quản lý tập trung kênh bán để tối ưu nguồn lực.
Bên cạnh đó, các nghệ nhân cũng cần có website chính danh, thiết kế đẹp mắt, hình ảnh chỉnh chu, cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm, làng nghề và thương hiệu, để tạo sự tin tưởng của khách hàng. Đây cũng là kênh tương tác trực tiếp, giúp giải đáp thắc mắc, tư vấn sản phẩm và nhận phản hồi từ khách hàng.
Theo ông An Bùi, chuyên gia marketing của Tiktok Việt Nam, nhu cầu kết nối cảm xúc thông qua giá trị từ nội dung ngày càng được người tiêu dùng đề cao. Trong khi đó, Tiktok hiện giúp người mua tìm thấy sản phẩm đúng nhu cầu dễ dàng hơn và đây là một không gian sáng tạo lớn mà các làng nghề thủ công truyền thống cần có chiến lược để tiếp cận hiệu quả.
(责任编辑:Cúp C1)