发布时间:2025-01-25 15:29:07 来源:Betway 作者:Cúp C1
Hội thảo Triển khai thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội,ầngiámsátchặtchẽviệccửtuyểlich thi đâu bong đá giảm nghèo bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh được tổ chức vào hôm nay (22/12)
Tại hội thảo, Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết ở 3 địa phương này, tỷ lệ trong độ tuổi lao động qua đào tạo đạt gần 18,3% (thấp hơn 4,8% so với tỷ lệ chung cả nước); nhân lực trình độ đại học đạt khoảng 8,3% (thấp hơn 1% so với tỷ lệ chung cả nước).
Theo thống kê của Bộ, số thí sinh là người dân tộc của ba tỉnh này trúng tuyển vào đại học, cao đẳng năm 2020 là 1.305 sinh viên, chiếm tỷ lệ 4,37% tổng số thí sinh của 3 tỉnh trúng tuyển vào đại học, cao đẳng năm 2019, thấp hơn mức trung bình chung của cả nước là 5,53%. Trong đó, Hà Tĩnh chỉ có 4 thí sinh người dân tộc trúng tuyển vào đại học, cao đẳng, chiếm tỷ lệ 0,07%.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ tại hội thảo |
Qua thực tiễn ở một số địa phương và thực hiện các chính sách phát triển nhân lực cho các tỉnh miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số, ông Nhạ khuyến nghị lãnh đạo 3 tỉnh tham khảo một số giải pháp.
Thứ nhất,thực hiện hiệu quả chính sách “cử tuyển”.
Đây là giải pháp “truyền thống”, tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả của chính sách này, tránh gây lãng phí nguồn lực, ngân sách nhà nước và người học sau khi tốt nghiệp không bố trí được việc làm hoặc không làm được việc vì chất lượng kém, ông Nhạ đề nghị các tỉnh cần lựa chọn, giám sát chặt chẽ các đối tượng tham gia chính sách cử tuyển, phải thực sự cần thiết; chỉ nên thực hiện với con em vùng đồng bào dân tộc rất ít người và một số dân tộc có chất lượng nguồn nhân lực thấp, chưa có hoặc có rất ít người tham gia trong hệ thống chính trị của địa phương, đồng thời phải gắn liền với việc bố trí công việc sau khi tốt nghiệp cho người học để tránh lãng phí.
Thứ hai,thông qua “đặt hàng” đào tạo và đào tạo lại nhân lực đang làm việc tại các huyện, xã, thôn bản của 3 tỉnh.
Ông Nhạ cho rằng, đây là giải pháp thiết thực, khả thi để sử dụng hiệu quả các loại nhân lực hiện có. Tuy nhiên, ông Nhạ cho rằng các tỉnh trong vùng không nên đặt vấn đề thành lập thêm trường đại học tại địa phương vì hiệu quả không cao, khó thu hút đội ngũ giảng viên có trình độ cao. Ngược lại, nên phối hợp với các Bộ GD-ĐT, cơ quan chủ quản để rà soát, sắp xếp lại các trường đại học, cao đẳng hiện có đảm bảo phù hợp, tránh chồng chéo ngành nghề, cạnh tranh lẫn nhau ngay trên cùng một địa bàn/khu vực. Bên cạnh đó, cần có các giải pháp hỗ trợ để củng cố, nâng cao chất lượng đào tạo của các trường đại học hiện có trên địa bàn.
Thứ ba,để “ươm tạo tài năng” của các dân tộc thiểu số và tạo nguồn chất lượng cho các cơ sở đào tạo trên địa bàn, các địa phương cần tiếp tục quan tâm hơn tới việc đầu tư phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú trên địa bàn.
Thứ tư,các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh đều có các vùng thuận lợi, kinh tế - xã hội phát triển hơn vùng dân tộc, miền núi trong tỉnh. Vì vậy, cần thúc đẩy các chương trình hợp tác giữa các trường, giữa các xã, huyện ở vùng thuận lợi và vùng khó khăn để hỗ trợ, giúp nhau cùng phát triển. Trong điều kiện ngân sách cho phép, các tỉnh cũng xem xét có chính sách học bổng hay hỗ trợ riêng đối với còn em vùng đồng bào dân tộc, miền núi trong quá trình học tập.
Phương Chi
Theo Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ, để chuẩn bị cho nguồn nhân lực trong bối cảnh toàn cầu hoá, việc quan trọng là nâng cao chất lượng giáo dục tại mỗi quốc gia.
相关文章
随便看看