Tesla là biểu tượng cho xu hướng vận chuyển tương lai ở khắp nơi trên thế giới,Ôtôđiệnkhôngcóngoạilệưuđãiởkết quả tỷ số brazil ngoại trừ Singapore.
Trong cuộc phỏng vấn mới đây với Bloomberg News, Bộ trưởng Nước và Tài nguyên môi trường Singapore, ông Masagos Zulkifli, bày tỏ rõ quan điểm bài trừ Tesla và người sáng lập Elon Musk. “Những gì Elon Musk muốn là tạo ra lối sống mới. Chúng tôi không quan tâm tới lối sống đó. Chúng tôi chỉ quan tâm tới giải pháp phù hợp để giải quyết vấn đề khí hậu”, ông Masagos Zulkifli thẳng thừng. Cả quốc gia chỉ có 1 triệu ôtô Quan điểm này có phần cực đoan nhưng trong hàng thập kỷ qua, chính phủ Singapore đã nhiều lần bác bỏ sở hữu phương tiện cá nhân xét từ góc độ môi trường và chất lượng sống. Thực tế, rất ít nơi nào trên Trái Đất có quan điểm hà khắc về xe hơi như Singapore. Tỉ lệ sở hữu xe riêng tại nước này rất thấp, chỉ khoảng 11% so với 80% tại Mỹ, tương đương với 1 triệu phương tiện. Trong số này có khoảng 600.000 ôtô riêng, phần còn lại là xe cho thuê.
Trong khi đó, diện tích Singapore chỉ bằng một nửa Los Angeles, và đường xá chiếm 12% diện tích toàn bộ quốc đảo. Để kiểm soát giao thông và hạn chế tác động tới môi trường sống đô thị, Singapore là nước đầu tiên triển khai tính phí giờ cao điểm từ năm 1975. Ban đầu, quy định này chỉ áp dụng cho giờ cao điểm tại trung tâm kinh doanh đông đúc, nhưng khi dân số và lượng ôtô tăng lên, biện pháp kiểm soát ngặt nghèo cũng vì thế tăng lên. Tuy nhiên, tỉ lệ sở hữu ôtô của người dân Singapore vẫn tăng. Trong khoảng thời gian từ 1975 tới 1989, tỉ lệ tăng hàng năm là 4,4%, và đạt đỉnh 9,6% vào năm 1980. Đấu giá quyền sở hữu xe Năm 1990, Singapore áp dụng hạn mức cho phương tiện mới lưu thông trên đường tính theo năm. Chủ xe phải đấu giá quyền sở hữu trong 10 năm. Chi phí cho quyền sở hữu này, cộng với các mức thuế khác, đã biến Singapore thành nơi đắt đỏ nhất thế giới về sở hữu ôtô.
Thực tế, người dân phải trả gấp ba, thậm chí gấp bốn lần mức giá so với các nơi khác trên thế giới. Theo thời gian, quyền sở hữu xe tại Singapore càng trở nên đắt đỏ. Năm 2018, chính phủ nước này giảm tỉ lệ tăng trưởng xe mới xuống 0%. Thúc đẩy hệ thống giao thông công cộng Năm 2014, Thủ tướng Lý Hiển Long đưa ra cam kết biến Singapore thành nơi có ít ôtô nhất. Nước này đã triển khai chương trình 15 năm trị giá 1,5 tỷ USD nhằm thúc đẩy giao thông công cộng.
Trong số các sáng kiến, hệ thống tàu điện ngầm sẽ mở rộng quy mô gấp đôi vào năm 2030, tăng chiều dài lên 360 km với chi phí hơn 21 tỷ USD. Mục đích là tăng lượng người sử dụng phương tiện công cộng vào giờ cao điểm lên 75%, và đảm bảo 90% các chuyến tiếp cận trung tâm thành phố có thể thực hiện chỉ trong 45 phút. Cùng lúc, Singapore đầu tư cho xe bus điện, đồng thời hướng đến xe bus tự hành. Hiện có khoảng 10 công ty thử nghiệm loại hình phương tiện này. Elon Musk vỡ mộng tại Singapore Quan điểm của Singapore nhất quán đến nỗi vào năm 2018, Elon Musk phải thốt lên trên Twitter rằng chính phủ Singapore không hỗ trợ xe điện.
Trước đó hai năm, Singapore đã áp thuế 10.850 USD cho mẫu xe điện Tesla Model S. Nước này phụ thuộc lớn vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời hạ tầng cho sạc pin công cộng kém phát triển so với các quốc gia khác. Chính vì vậy, sự thoái thác của ông bộ trưởng Masagos Zulkifli là hoàn toàn dễ hiểu. Do mức thuế cực cao, một chiếc Tesla Model S đã qua sử dụng tại Singapore có giá trên 250.000 USD. Giá xe mới thậm chí còn cao gấp đôi. Các mẫu xe điện khác cũng rất đắt. Kia Niro được xem là rẻ nhất nhưng giá cũng lên tới 132.600 USD. Theo Zing Chiến tranh thương mại khiến Tesla phải tăng giá bán ở Trung QuốcTesla dự kiến tăng giá các dòng xe của mình tại Trung Quốc trong bối cảnh cuộc chiến thương mại song phương Mỹ -Trung đang khiến nền công nghiệp ô tô phải lao đao. |