Tony Hsieh sinh năm 1973 tại Illinois. Cha mẹ của anh là người Đài Loan. Tony lớn lên tại vùng Vịnh San Francisco cùng 2 người em trai. Trong thời gian theo học Đại học Harvard,ộcđờicủtỷ số magdeburg Hsieh đã lên ý tưởng kinh doanh bằng việc bán bánh pizza trong ký túc xá cùng bạn bè, bên cạnh cơ hội tiếp xúc với Internet. Ảnh: Las Vegas Review. |
Sau khi tốt nghiệp ngành khoa học máy tính năm 1995, Hsieh vào làm cho hãng phần mềm Oracle. Công việc được mô tả là nhẹ nhàng nhưng lương cao. Tuy nhiên sự lặp lại trong công việc khiến Hsieh nhanh chóng nhàm chán. Ảnh: CNBC. |
Sau 5 tháng, Heish nghỉ việc tại Oracle để thành lập mạng lưới quảng cáo trực tuyến LinkExchange. Dịch vụ này phát triển rất nhanh, thu hút hàng trăm nghìn thành viên. Năm 1998, website này được Microsoft mua lại với giá 265 triệu USD. Ảnh: Getty Images. |
Thời gian sau đó, Hsieh và người bạn Alfred Lin thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm Venture Frogs, hỗ trợ hơn 20 startup và công ty công nghệ. Năm 1999, doanh nhân Nick Swinmurn đã gửi thư thoại kêu gọi Hsieh đầu tư vào website bán giày ShoeSite.com (sau này đổi tên thành Zappos). Dù chưa chắc chắn về sự thành công của dự án, Hsieh vẫn đầu tư 500.000 USD. Ảnh: IdeaMensch. |
Dưới vai trò nhà đầu tư và cố vấn của Zappos, Hsieh đã giúp doanh số website từ con số không vào năm 1999 lên 1,6 triệu USD chỉ trong một năm. Đến năm 2011, doanh số Zappos vượt mốc 1 tỷ USD. Ảnh: The Times. |
Zappos từng có thời điểm gặp khó khăn về tài chính, khiến Heish phải bán nhà để duy trì hoạt động. Tháng 1/2004, Hsieh và cộng sự chuyển trụ sở Zappos từ San Francisco đến Las Vegas, bang Nevada để mở rộng trung tâm chăm sóc khách hàng. Ảnh: Zappos. |
Năm 2006, Swinmurn rời Zappos, Hsieh được đưa lên làm CEO. Với mục tiêu đảm bảo sự hài lòng của nhân viên, anh áp dụng phương pháp làm việc tự quản (holacracy). Các nhân viên sẽ hoạt động theo từng nhóm tự tổ chức thay vì làm việc độc lập rồi báo cáo cho quản lý. Ảnh: Zappos. |
Một trong những đặc quyền cho nhân viên Zappos được nhắc đến nhiều nhất dưới thời Hsieh là chương trình “trả tiền để nghỉ việc”. Những ai cảm thấy mô hình làm việc không phù hợp sau 4 tháng đầu có thể nghỉ việc và nhận 2.000 USD. Ảnh: Getty Images. |
Năm 2009, website mua sắm lớn nhất thế giới Amazon đã thâu tóm Zappos với giá 1,2 tỷ USD. Trước đó 4 năm, Hsieh từng nói không với thỏa thuận. Ảnh: Promodo. |
Đến năm 2013, Zappos mua lại tòa thị chính Las Vegas cũ. Đây là một phần trong dự án Downtown của Hsieh nhằm biến Las Vegas trở thành “Thung lũng Silicon” tiếp theo. Anh đã đầu tư 350 triệu USD để phát triển nơi đây thành một thành phố công nghệ. Ảnh: Las Vegas Review. |
Ý tưởng trên giúp Hsieh xây dựng tên tuổi trong cộng đồng doanh nghiệp, góp phần tạo nên các địa điểm, sự kiện thu hút khách tham gia như lễ hội âm nhạc Life is Beautiful hay công viên Downtown Container. Ảnh: KTNV Las Vegas. |
CEO Zappos cũng gây chú ý khi tạo ra "Llamapolis", một cộng đồng nhỏ nơi Hsieh sinh sống với 2 chú chó alpacas, trong ngôi nhà di động chỉ 23 m2. Anh từng nói muốn sống trong những khu vực nhỏ bởi thích phát hiện những điều tình cờ, ngẫu nhiên trong cuộc sống. Ảnh: Business Insider. |
Vào tháng 8, Hsieh tuyên bố nghỉ hưu sau 20 năm, kết thúc sự nghiệp tại Zappos của một doanh nhân lập dị nhưng được nhiều người ngưỡng mộ. Ảnh: Business Insider. |
Erik Moore, một nhà đầu tư khác của Zappos nhận xét về Hsieh: “Tiền chỉ là công cụ để Hsieh đạt mục đích, nó không có ý nghĩa gì với anh ta. Nếu Hsieh chỉ còn 1 triệu USD, anh ta sẵn sàng bỏ 999.999 USD để đầu tư cho Las Vegas và hạnh phúc với 1 USD còn lại”. Ảnh: Redux. |
Ngày 28/11, TechCrunch đưa tin cựu CEO Zappos qua đời ở tuổi 46 do bị thương nặng trong vụ cháy khi thăm họ hàng tại Connecticut nhân dịp Lễ Tạ ơn. Nhiều phóng viên, nhà đầu tư đã bày tỏ tiếc thương với doanh nhân. Ảnh: Getty Images. |
“Thế giới đã mất đi một người có tầm nhìn xa trông rộng. Chúng tôi không chỉ mất đi vị cựu lãnh đạo đầy cảm hứng, nhiều người trong các bạn đã chia tay một cố vấn, người bạn thân thiết”, Kedar Deshpande, CEO Zappos chia sẻ. Ảnh: Las Vegas Review. |
Theo Zing
Phiên điều trần Google, Facebook, Twitter vừa kết thúc trong không khí sục sôi, căng thẳng. Tuy nhiên, một nghị sỹ Mỹ gọi đây là “trò giả dối”.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)