XEM CLIP
Cô Trần Thị Kiều Oanh (SN 1988) cho biết,ứcảnhthầygiáocõngnữđồngnghiệpvượtsuốidữđếntrườnggâybãomạkết quả millwall mấy ngày trước, cô chia lên Facebook những bức hình cùng đồng nghiệp đến điểm trường Cát, Trỉa (thuộc Trường PTDT bán trú Tiểu học và THCS Hướng Sơn) ở xã Hướng Sơn, huyện Hướng Hóa.
Những bức hình giáo viên vượt lũ đến điểm trường đã thu hút hàng trăm lượt like và bình luận, với sự cảm phục về hành trình gieo chữ nơi "rừng thiêng nước độc".
Trong loạt hình, có 4 giáo viên cùng nhau đến điểm trường Cát, Trỉa gồm thầy Hồ Văn Thành (SN 1980), thầy Hồ Xuân Sinh (SN 1981), cô Trần Thị Kiều Oanh (SN 1988) và cô Trần Thị Minh Hằng (SN 1996). 2 điểm trường Cát, Trỉa cách xa trung tâm hàng chục km, điều kiện đi lại rất khó khăn.
Để đến được điểm trường, cô Oanh (ở huyện Cam Lộ) phải di chuyển hơn 40km. Còn cô Hằng, thầy Sinh (cùng ở huyện Vĩnh Linh) và thầy Thành (ở xã Tân Thành, huyện Hướng Hóa) phải vượt qua quãng đường hơn 80km.
Nhưng vất vả chưa dừng lại ở đó. Các thầy cô còn phải vượt qua nhiều điểm suối dữ. Mới đây, do ảnh hưởng của mưa lũ kéo dài, nước lũ dâng cao khiến nhiều điểm cầu bị đứt. Các giáo viên phải dò dẫm lội qua các điểm cầu này. Có nơi mực nước cao hơn nửa người.
Đã một tuần khi phải vượt qua điểm suối chảy xiết đó đến giờ nhớ lại, cô Oanh vẫn cảm thấy sợ hãi. Cô tâm sự, cô dạy lớp ghép 1, 2 ở điểm trường Trỉa. Như đã thành thông lệ, cứ mỗi sáng thứ 2, cô và đồng nghiệp lại thu xếp hành trang đến lớp. Các giáo viên ở lại trường đến chiều thứ 6 mới về nhà.
“Nhờ thầy Thành cõng, tôi mới có thể qua được đoạn suối nguy hiểm đó. Giờ nhớ lại, tôi vẫn còn sợ. Quãng đường dài khoảng 20m và mực nước cao hơn nửa người. Dẫu biết trước hiểm nguy, nhưng nếu chúng tôi không đi qua cũng không quay về được nữa. Bởi con đường nơi đã đi qua, nước cũng đã lên cao và không có đường lui”, cô Oanh tâm sự.
Sau khi qua được con suối chảy xiết đó, các giáo viên phải đi thêm 6 điểm cầu tràn bị hỏng đến được lớp. Có điểm không thể vượt qua do nước dâng quá cao, cô Oanh cùng các giáo viên khác đành phải tá túc tại nhà người dân ở gần đó 2 ngày 2 đêm. Đến 9h thứ 4 (ngày 14/11), các giáo viên mới đến được điểm trường Cát.
Cô Oanh chia sẻ thêm, cô Oanh dạy ở điểm trường này từ năm 2019. Đường đến trường cứ mỗi lần mưa to là bị ngập, đi lại gian nan. Tuy nhiên, lần này là ngập nặng nhất.
Động viên nhau để đến được với học sinh
Thầy Hồ Văn Thành (SN 1980), người cõng nữ giáo viên qua đoạn suối hiểm trở, cho biết, hôm đó, trời mưa to, cả 6 đoạn cầu tràn đến trường đều bị hỏng nên cả nhóm phải lội suối.
“Biết là hiểm nguy nhưng chúng tôi động viên nhau cố gắng lội suối để đến lớp với học sinh. Hôm đó, nhóm chúng tôi có 4 người. Nếu không có các phụ huynh hỗ trợ, chúng tôi không thể đi qua được đoạn suối.
Ngoài việc hỗ trợ 2 nữ giáo viên đi cùng, tôi còn hỗ trợ gánh 6 chiếc xe máy của các đồng nghiệp và phụ huynh qua suối. Tuy nhiên, sau đó nhóm chúng tôi lại bị mắc kẹt ở điểm cầu tràn khác”, thầy Thành chia sẻ.
Thầy giáo Nguyễn Đình Sâm - Hiệu trưởng Trường PTDT bán trú Tiểu học và THCS Hướng Sơn, thông tin thêm, đây là những điểm trường cách xa trung tâm, điều kiện dạy và học có nhiều khó khăn. Nơi đây, có 88 học sinh với 7 giáo viên. Trong đó, 100% học sinh là người dân tộc Vân Kiều.
“Những hình ảnh đang được lan truyền là hình ảnh rất quen thuộc của giáo viên nơi vùng cao nơi đây. Nhận được sự đồng cảm, thấu hiểu nỗi gian lao, vất vả của đông đảo mọi người, những người trong nghề như chúng tôi cảm thấy rất vui và tự hào”, thầy Sâm nói.
Cô giáo nghẹn ngào nhìn sách vở của học sinh ngập trong bùn đấtSau lũ, còn lại trên sân trường là lớp bùn dày. Nhiều giáo viên, học sinh buồn bã cố tìm một số sách vở, đồ dùng học tập ít ỏi còn có thể sử dụng.相关文章:
相关推荐:
0.2107s , 7602.359375 kb
Copyright © 2025 Powered by Bức ảnh thầy giáo cõng nữ đồng nghiệp vượt suối dữ đến trường gây 'bão' mạng_kết quả millwall,Betway