Theânhàngthươngmạiđổichiếnlượckinhdoanhđểthíchứmarseille đấu với montpelliero ông Trần Phương, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng BIDV, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang có những tác động và thách thức đối với ngành dịch vụ tài chính của toàn khu vực châu Á cũng như tại Việt Nam. Các ứng dụng công nghệ mới của cuộc cách mạng 4.0 mở ra cho ngành lĩnh vực ngân hàng những cơ hội mới trong đó phải kể đến là mô hình kinh doanh mở, hệ sinh thái tài chính sẽ phát triển nhanh chóng và sâu rộng, công nghệ mới đám mây, phân tích nâng cao, chi phí đầu tư cho hệ thống CNTT gia tăng, phương thức thanh toán mới như Apple Pay, QR code hay các đối tác tham gia phát triển hệ sinh thái tài chính sẽ trở nên ngày càng đa dạng hơn. Việt Nam, ngành tài chính ngân hàng cũng có cơ hội rõ ràng hơn trong cách mạng lần thứ 4. Trong đó phải kể đến là Việt Nam có tỷ lệ dân số vàng và có cơ hội bứt phá trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Thêm đó nhu cầu thanh toán cho sự thẳng trưởng của thương mại điện tử sẽ là cơ hội cho các trung gian thanh toán, ngân hàng. Việt Nam cũng là quốc gia có lợi thế về nhân khẩu học để phát triển ngành công nghệ tài chính. Đồng thời, vị này cho hay, dư địa tiếp cận dịch vụ ngân hàng với các khách hàng chưa có tài khoản còn rất lớn. Dù vậy, theo đại diện Ngân hàng BIDV, ngành ngân hàng cũng đối mặt với nhiều thách thức. Trong đó phải kể đến các thay đổi của khung pháp lý có thể chậm hơn nhu cầu của thị trường; thiếu sự hỗ trợ chính sách của Chính phủ và hạ tầng CNTT chưa đủ năng lực; Thiếu kỹ năng lãnh đạo tổ chức để xây dựng ý tưởng, lập kế hoạch và dẫn dắt tổ chức thực hiện; thiếu hụt nguồn nhân lực có các kỹ năng công nghệ và số hóa cũng như các rủi ro đến từ không gian mạng và các vấn đề về an ninh thông tin.