Bật mí tiếp 10 điều độc đáo hiếm người biết trong thế giới ô tô_kèo bóng đá hôm nay việt nam
Nối tiếp chủ đề khám phá những điều thú vị về thế giới ô tô,ậtmítiếpđiềuđộcđáohiếmngườibiếttrongthếgiớiôtôkèo bóng đá hôm nay việt nam trang Autocar "bật mí" tiếp 10 thông tin hấp dẫn trong lịch sử xe hơi các nước.
11. Lamborghini sản xuất máy kéo
Chiếc máy kéo Lamborghini R8. Ảnh: Autocar |
Hãng xe Lamborghini nổi tiếng với việc sản xuất siêu xe thể thao. Nhưng ban đầu, đây là một công ty chuyên sản xuất máy kéo, và công ty gốc hiện tại vẫn đang tiếp tục kinh doanh mặt hàng này.
Thương hiệu xe thể thao Lamborghini ngày nay thực chất đã thuộc sở hữu của Audi. Dòng sản phẩm máy kéo lớn nhất của Lamborghini trên thị trường có tên model là R8, trùng tên với chiếc xe thể thao mạnh nhất của Audi.
12. Biểu tượng cá mập trên xe Opel
Biểu tượng cá mập trên xe Opel. Ảnh: Autocar |
Nếu quan sát cẩn thận khoang cabin của một chiếc Opel/Vauxhall chắc chắn bạn sẽ tìm thấy biểu tượng một con cá mập được in lên trên bề mặt nội thất, thường là khu vực hộp đựng găng tay, đựng cốc. Không ai biết lý do tại sao nhà sản xuất lại in biểu tượng lên xe, chỉ biết rằng ngày nay đó đã là một đặc trưng thú vị của dòng xe Opel/Vauxhall.
13. Thị trấn sản xuất cao su của Ford
Dự án 200 triệu USD lãng phí của Ford. Ảnh: Autocar |
Năm 1928, Ford đã xây dựng hẳn một thị trấn ở Brazil để trồng cao su cung cấp cho những nhà máy sản xuất lốp xe của hãng tại Mỹ.
Tại đây, Ford đã áp đặt các quy định nghiêm ngặt lên những nhân viên người địa phương gồm cấm rượu, thuốc lá và thậm chí là cả phụ nữ. Đồ ăn do bếp ăn cung cấp cũng phải theo phong cách Mỹ chứ không phải là đồ ăn Brazil.
Khi xích mích giữa người làm công và công ty Ford ngày càng tăng, thị trấn đã được bán lại cho chính phủ Brazil vào năm 1945. Ford đã lãng phí một khoản tiền lên tới 208 triệu USD theo thời giá hiện tại vào dự án này.
14. Jaguar và tên gọi SS
Ít người biết rằng, trước khi sử dụng cái tên Jaguar công ty này còn có tên gọi là SS Cars, trong đó SS là viết tắt của Swallow Sidecar. Không may khi chiến tranh thế giới nổ ra, cái tên SS lại trùng với tên đội cận vệ SS của phát xít Đức.
Jaguar phải đổi tên vì sợ trùng tên với quân phát xít Đức. Ảnh: Autocar |
Để không bị hiểu nhầm là có liên quan với đội cận vệ tai tiếng này, SS Cars đành phải đổi tên thành Jaguar.
15. Bí ẩn đằng sau tên gọi Mercedes
Một số người thắc mắc rằng, tại sao Mercedes là một công ty sản xuất xe hơi tại Đức mà lại được đặt theo một cái tên con gái trong tiếng Tây Ban Nha. Thực ra, cái tên này được bắt nguồn từ khi Emil Jellinek, một doanh nhân giàu có tại châu Âu mua lại xe ô tô từ hãng Daimler, sau đó nâng cấp chúng để thành xe đua. Ông gọi những chiếc xe này là Mercédès, theo tên con gái của ông.
Tên của quý cô Mercedes đã trở thành một dòng xe sang nổi tiếng thế giới. Ảnh: Autocar |
Tuy nhiên, hãng Daimler lại thích cái tên này đến mức biến nó thành một dòng xe thật sự. Khi Daimler và Benz hợp nhất vào năm 1926, những chiếc xe của họ sau này được đặt tên là Mercedes-Benz.
16. Những chiếc xe mui trần của Renault
Để chạy theo xu hướng xe thể thao mui trần tại Mỹ, hãng Renault đã quyết định cắt gọt phần trần xe của mẫu Renault 9 để tạo ra chiếc xe mui trần của mình.
Mẫu xe mui trần thực chất là chiếc Renault 9 bị gọt nóc xe. Ảnh: Autocar |
Không may cho Renault, các khách hàng nhanh chóng nhận ra lợi ích của kiểu dáng mui trần đem lại không bù đắp nổi những hạn chế về mặt chất lượng khi thiếu đi nóc xe.
Hoạt động kinh doanh bết bát đã khiến cho hãng xe này phải rời thị trường Bắc Mỹ vào năm 1988.
17. Tiêu chuẩn về kích cỡ bánh xe
Kích thước bánh xe là thông số duy nhất các nhà sản xuất thống nhất được với nhau. Ảnh: Autocar |
Nếu là người thường xuyên tìm hiểu về xe hơi, bạn sẽ thấy rằng thông số kỹ thuật của các chiếc xe được dùng đơn vị đo khác nhau tùy theo khu vực. Ví dụ: dung tích bình xăng tại Mỹ được tính bằng gallon, tại Việt Nam là lít. Chiều dài của xe tại Mỹ được tính bằng feet, còn tại Việt Nam thì tính theo đơn vị mét. Chính sự khác nhau này làm cho người sử dụng phải bối rối khi tìm hiểu thông tin về xe.
Chỉ duy nhất kích cỡ về bánh xe được dùng chung 1 đơn vị đo là Inch trên toàn thế giới.
18. Porsche 911 ra đời vì Peugeot
Tên hiệu 911 ra đời vì sợ Peugeot kiện. Ảnh: Autocar |
Thực ra, hãng xe Porsche định đặt tên cho mẫu xe mới của mình là Porsche 901. Tuy nhiên, riêng tại thị trường Pháp, Peugeot đã đăng ký độc quyền cách đặt tên xe có 3 chữ số với số 0 ở giữa. Để tránh xảy ra kiện cáo, Porsche đã đổi tên mẫu xe mới thành 911 và dùng tên hiệu này chung cho thị trường toàn cầu.
19. Ý nghĩa tên hãng xe Alfa Romeo
Cái tên Alfa Romeo được đặt bởi ông chủ mới của hãng. Ảnh: Autocar |
Công ty sản xuất ô tô Lombardy (Anonima Lombarda Fabbrica Automobili – viết tắt ALFA) thành lập vào năm 1910 và được tiếp quản bởi Nicola Romeo vào năm 1915. Rất nhanh chóng, ông chủ mới của hãng đã ghép tên công ty (ALFA) vào tên mình (Romeo) để được tên gọi như ngày nay.
20. Ford sản xuất thiết bị hàng không
Chiếc máy bay thương mại 4 AT-E Trimotor do Ford sản xuất. Ảnh: Autocar |
Ford bắt đầu sản xuất máy bay vào năm 1925. Đến năm 1933, công ty này đã cho xuất xưởng tới 199 chiếc máy bay 4 AT-E Trimotor và trở thành hãng sản xuất máy bay thương mại lớn nhất trong một thời gian ngắn.
Tuy nhiên, Henry Ford, ông chủ của công ty này đã đánh mất niềm hứng khởi trong lĩnh vực sản xuất máy bay khi một phi công của ông bị thiệt mạng trong lúc đang lái chiếc Ford Flivver do chính công ty chế tạo.
Tới Thế chiến thứ hai, Ford tham gia sản xuất máy bay ném bom B-24 Liberator tại nhà máy của hãng ở Willow Run, Michigan. Vào những năm 1950, Ford còn chế tạo tên lửa không đối không Sidewinder cho Không quân Hoa Kỳ, trước khi bán doanh nghiệp này vào năm 1990.
Ngân Vũ(theo AutoCar)
Trân trọng mời bạn đọc gửi tin bài, video, hình ảnh về Ban Ô tô - xe máy, báo VietNamNet qua email: [email protected]. Những nội dung phù hợp sẽ được đăng tải, xin trân trọng cảm ơn!
Khám phá văn hoá độ xe Nhật Bản
Văn hóa độ xe Bosozoku (Shakotan) nổi tiếng ở Nhật Bản bởi những phiên bản độ hạ gầm hoài cổ với màu sắc sặc sỡ.
本文地址:http://sub.rgbet01.com/html/377a499272.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。