Nằm trong chuỗi hoạt động của Chiến dịch Khiên Xanh,êngiamáchnướccáchđánhbaytintặcthờtỷ số vòng loại euro buổi giao lưu trực tuyến do Cốc Cốc phối hợp thực hiện cùng các đơn vị hàng đầu về an ninh mạng tại Việt Nam, nhằm giúp người dùng có thêm những góc nhìn đảm bảo an toàn thông tin, hiểu được những mối đe dọa trên internet và tận dụng tốt nhất tiềm năng thế giới số.
Chương trình được tổ chức thành công trên fanpage của Trình duyệt Cốc Cốc và Trang tab mới của Cốc Cốc với sự góp mặt của các chuyên gia như: ông Ngô Minh Hiếu - Kỹ sư an toàn thông tin Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC), đồng sáng lập Chongluadao.vn kiêm nhân vật đồng hành cùng Chiến dịch Khiên Xanh; ông Trần Minh Quảng - Giám đốc Trung tâm Phân tích và chia sẻ nguy cơ tại Công ty An ninh mạng Viettel; ông Lưu Đình Thắng - Quản lý sản phẩm Trình duyệt Cốc Cốc; bà Nguyễn Như Quỳnh - Chủ tịch Tổ chức xã hội bảo vệ và hỗ trợ trẻ em trên không gian mạng Cyberkid Vietnam và ông Chí Trần- Kỹ sư bảo mật ứng dụng tại Mỹ.
Giao lưu trực tuyến “Lên mạng an toàn thời Covid” có sự tham gia của 5 chuyên gia hàng đầu về an ninh mạng |
“Chỉ mặt đặt tên” các chiêu lừa đảo trên mạng thời Covid
Theo báo cáo từ chương trình đánh giá an ninh mạng do Tập đoàn công nghệ Bkav, trong tháng 1/2021, do ảnh hưởng của Covid-19, tổng thiệt hại do lừa đảo và tấn công trên mạng tại Việt Nam tăng lên đáng kể. Cụ thể, con số này lên tới 24.000 tỷ đồng.
Trong đó, một trong những vấn đề nhức nhối nhất của lừa đảo trên mạng thời Covid hiện tại là trang web giả mạo và nội dung xấu. Chủ yếu là lừa đảo lấy tài khoản online (giả email Facebook hoặc Zoom…); lừa đảo mua bán vắc-xin Covid-19; thẻ tiêm vắc-xin; lừa đảo mua hàng online với giá hấp dẫn; giả mạo Bộ Y tế để lừa đảo trên mạng xã hội...
Bà Nguyễn Như Quỳnh - Chủ tịch Cyberkid Vietnam (Tổ chức xã hội bảo vệ và hỗ trợ trẻ em trên không gian mạng) |
Riêng về an ninh mạng cho trẻ em, bà Nguyễn Như Quỳnh cho biết, những kẻ lừa đảo thường điều chỉnh theo hình thức phù hợp với sở thích để đánh vào tâm lý của trẻ. Ví dụ như kích thích sự tò mò của trẻ bằng cách đưa thông tin giả về người nổi tiếng, giả mạo tặng quà trong game để có thể tận dụng tâm lý tò mò, ít cảnh giác của trẻ, sau đó tiếp tục đưa ra các link web giả mạo khiến cho trẻ click vào hoặc chia sẻ những thông tin có chứa mã độc.
Đâu là cách nhận diện cơ bản các website giả mạo, lừa đảo?
Hiện nay, với nhiều chiêu thức tinh vi, kẻ xấu đã sử dụng không ít những kỹ thuật để giả mạo tên miền. Điển hình là kỹ thuật liên quan tới các tên miền cấp cao ví dụ như sử dụng đuôi “.com”, “.net”, “.edu”… Thứ hai là kỹ thuật thêm, xóa hoặc thay đổi 1 vị trí trong tên miền ví dụ “faaebook" hoặc “faceboook". Thứ ba là sử dụng các ký hiệu đặc biệt. Cuối cùng là các hacker tổng hợp tất cả những kỹ thuật trên thành một tên miền mới, ví dụ như “faceboook.edu".
Một số ví dụ về URL của các web giả mạo |
Theo đó, chúng ta có thể quan sát kỹ thanh địa chỉ trên trang web, đảm bảo có dấu tích xanh, có hình khóa xác thực trên các trình duyệt vì những trang này là trang có đủ độ tin cậy.
Nói về vấn đề này, ông Lưu Đình Thắng chia sẻ thêm: “Khi sử dụng trình duyệt trên Cốc Cốc, những trang nằm trong danh mục lừa đảo, nguy hiểm sẽ được Cốc Cốc cùng với các đơn vị đồng hành cập nhật liên tục và đưa ra cảnh báo. Đây có thể nói là cách đơn giản và có hiệu quả khá tốt, giúp người dùng dễ dàng nhận biết. Các trang web sẽ được xử lý bởi các chuyên gia, do đó đó người dùng có thể yên tâm và tin tưởng”.
Giải pháp giúp môi trường internet Việt an toàn hơn trong tương lai
Theo đó, để nâng cao độ an toàn cho môi trường internet Việt, bên cạnh việc duy trì và thu thập các trang web xấu từ nhiều nguồn uy tín khác nhau, ông Lưu Đình Thắng cho biết, sắp tới Cốc Cốc sẽ phát triển tính năng xác thực website chính thức.
“Với các đơn vị là các tổ chức như ngân hàng, cổng thanh toán, mạng xã hội… thì Cốc Cốc sẽ đưa ra dấu hiệu xác thực đây là những website chính thống của các đơn vị, tổ chức đó. Khi người dùng vào website đó có thể yên tâm trao đổi thông tin hoặc giao dịch và không gặp nguy cơ về web giả mạo", anh Thắng cho hay.
Thông qua buổi livestream, các chuyên gia hy vọng người dùng sẽ có thêm kiến thức, hiểu biết để nâng cao cảnh giác cho chính bản thân và những người xung quanh khỏi những hiểm họa trên internet. Đồng thời kêu gọi cộng đồng tham gia nhiều hơn nữa vào safe.coccoc.com để cùng Cốc Cốc, NCSC và Hiếu PC xây dựng một môi trường internet an toàn hơn, nhân văn hơn cho tất cả mọi người.
Doãn Phong
相关文章:
相关推荐:
1.0168s , 6631.140625 kb
Copyright © 2025 Powered by Chuyên gia mách nước cách đánh bay tin tặc thời Covid_tỷ số vòng loại euro,Betway