Bộ Khoa học Công nghệ tiền thân là Ủy ban Khoa học Nhà nước,ộKhoahọcvàCôngnghệnhậnHuânchươngLaođộnghạngNhấdự đoán malaysia được thành lập theo Sắc lệnh số 016-SL ngày 4/3/1959 của Chủ tịch Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ngày nay, KH&CN tiếp tục có những bước tiến quan trọng về mọi mặt, đóng góp thiết thực cho sự nghiệp phát triển KT-XH, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân và củng cố quốc phòng, an ninh.
Số lượng các bài báo khoa học, công trình công bố quốc tế của Việt Nam tăng nhanh.
Các nhà khoa học tham dự sự kiện. Ảnh: Thanh Hùng |
Sau 60 năm hình thành và phát triển, đến nay, cả nước có 172.683 cán bộ tham gia hoạt động nghiên cứu và phát triển. Cả nước có nhiều vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, và khu công nghệ thông tin tập trung. Riêng 3 khu công nghệ cao quốc gia là Hòa Lạc, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng đã thu hút hàng trăm dự án đầu tư với số vốn hàng chục tỷ USD.
Hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ và phát triển thị trường công nghệ được triển khai thường xuyên dưới nhiều hình thức: Tham gia thực hiện các nhiệm vụ KH&CN, tham gia các sự kiện kết nối cung - cầu công nghệ, chợ thiết bị và công nghệ… Nhiều tập đoàn lớn, công ty công nghệ hàng đầu thế giới (như Samsung, Intel, Nidec...) đã đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao tại Việt Nam.
Trong những năm gần đây, Việt Nam liên tục tăng vượt bậc trong bảng xếp hạng chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu. Năm 2017 tăng 12 bậc, năm 2018 tăng 2 bậc, năm 2019 tăng tiếp 3 bậc, xếp thứ 42 trên 129 quốc gia, đưa Việt Nam vươn lên xếp thứ nhất trong nhóm 26 quốc gia thu nhập trung bình thấp và đứng thứ 3 ASEAN.
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh chia sẻ tại lễ kỷ niệm 60 năm thành lập. Ảnh: Thanh Hùng |
Bộ trưởng Chu Ngọc Anh cho biết, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ tiếp tục đổi mới hệ thống sáng tạo quốc gia theo hướng lấy doanh nghiệp làm trung tâm và trường đại học là chủ thể nghiên cứu mạnh. Thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia để phát triển mạnh lực lượng doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo có tiềm năng tăng trưởng nhanh.
Tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp về kinh tế, thương mại, đầu tư và cải thiện môi trường kinh doanh để kích cầu công nghệ và nhu cầu đổi mới sáng tạo từ khu vực doanh nghiệp.
Đối với các trường đại học, cùng với đào tạo, nghiên cứu khoa học phải là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu. Thúc đẩy gắn kết, hợp tác giữa các trường đại học, viện nghiên cứu với khu vực công nghiệp và doanh nghiệp để đẩy mạnh thương mại hóa kết quả nghiên cứu trong thực tiễn sản xuất, kinh doanh.
Cùng đó, tiếp tục đổi mới hoạt động quản lý KH&CN theo hướng dỡ bỏ các rào cản, giải phóng tối đa tiềm năng sáng tạo, phát triển đội ngũ cán bộ khoa học mạnh,...
Đẩy mạnh hợp tác và hội nhập quốc tế, thúc đẩy hợp tác nghiên cứu chung để tranh thủ nguồn lực và tri thức của các quốc gia tiên tiến, đồng thời từng bước nâng tầm năng lực và trình độ nghiên cứu trong nước.
Thủ tướng trao Huân chương Lao động hạng Nhất cho Bộ Khoa học và Công nghệ. Ảnh: Thanh Hùng |
Chia sẻ tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi lời chúc mừng tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Bộ Khoa học và Công nghệ qua các thời kỳ.
Thủ tướng nêu rõ ngày nay, Việt Nam đang ở bước ngoặt quan trọng trong tiến trình phát triển. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng KHCN mới là yếu tố quyết định cho tăng trưởng trong dài hạn, là chìa khóa để chúng ta vượt qua trạng thái dừng, thoát bẫy thu nhập trung bình, đạt tăng trưởng kinh tế cao, vươn lên sự thịnh vượng.
“Thực tiễn đã cho thấy nhiều nước giàu tài nguyên nhưng cũng có những nước không có tài nguyên mà vẫn đạt được tăng trưởng kinh tế cao”, Thủ tướng nói. Yếu tố quan trọng tạo nên sự khác biệt đó chính là KHCN. Nhân loại ngày càng khan hiếm tài nguyên tự nhiên để khai thác. Việt Nam cũng vậy nhưng chúng ta lại có tài nguyên vô tận, đó chính là chất xám, là sự sáng tạo của con người, của chính tiềm năng trong mỗi chúng ta.
Thủ tướng cho rằng cần phải xác định KHCN và đổi mới sáng tạo phải là nền tảng thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững của đất nước, là lực lượng sản xuất trực tiếp, là động lực chính của mô hình phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời phải làm tốt hơn nữa sự phối hợp giữa Nhà nước và xã hội trong việc phát triển KHCN, kết hợp tốt hơn giữa nội lực và ngoại lực trong phát triển KHCN và đổi mới sáng tạo. Đây là yêu cầu trọng trách to lớn đối với Bộ Khoa học và Công nghệ và đội ngũ quản lý và nghiên cứu KHCN.
“Chúng ta phải làm cho cán bộ làm khoa học dám ước mơ, dám khát vọng, theo đuổi khát vọng, đam mê nghiên cứu khoa học. Trong trăm việc, nghìn việc cần làm để trở thành quốc gia đổi mới sáng tạo thì việc đầu tiên phải làm là đổi mới sáng tạo cách trọng dụng con người”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Bộ trưởng Chu Ngọc Anh cùng các thứ trưởng của Bộ Khoa học và Công nghệ nhận huân chương. Ảnh: Thanh Hùng |
Trong khuôn khổ lễ kỷ niệm cũng diễn ra Hội thảo Quốc gia với chủ đề “Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo vì mục tiêu phát triển bền vững”. Đây là diễn đàn để các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách và các doanh nghiệp,… gặp gỡ, trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm nhằm thúc đẩy vai trò của KHCN và đổi mới sáng tạo vì mục tiêu phát triển bền vững.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng thăm khu vực triển lãm. Ảnh: Thanh Hùng |
Cùng đó là khu vực triễn lãm thành tựu 60 năm ngành Khoa học và Công nghệ.
Khu vực thứ nhất gồm 55 gian hàng của các doanh nghiệp khởi nghiệp, tổ chức tiêu biểu có nhiều thành tích trong hoạt động KH&CN, có sản phẩm, dịch vụ đã được ứng dụng thành công.
Khu vực thứ hai trưng bày lịch sử, truyền thống phát triển của KH&CN theo từng giai đoạn, giúp khách tham quan hình dung toàn bộ chặng đường phát triển của ngành thông qua những dấu mốc quan trọng.
Thanh Hùng
- Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình cho rằng, nền kinh tế Việt Nam đang chuyển dịch về mô hình tăng trưởng, chuỗi giá trị, trong đó có đóng góp đáng kể của khoa học và công nghệ.
(责任编辑:Cúp C1)