Cảnh báo nguy cơ bảo mật khi xây dựng thành phố thông minh_lịch thi đấu bóng đá c2
Tại hội thảo “Mobility,ảnhbáonguycơbảomậtkhixâydựngthànhphốthôlịch thi đấu bóng đá c2 OTT và Social network - Cơ hội và thách thức doanh nghiệp Việt Nam” diễn ra ngày 21/7, các chuyên gia nhận định, kỷ nguyên IoT (Internet of Things) đang bùng nổ mạnh mẽ khi trên thế giới hiện có 18 tỷ thiết bị kết nối và dự báo đến năm 2020 có trên 80 tỷ thiết bị kết nối.
Trong khi đó, đầu tư vào IoT tại Châu Á – Thái Bình Dương đang liên tục gia tăng. Năm 2015, các doanh nghiệp tổ chức đầu tư 24 tỷ USD vào IoT và dự kiến đến năm 2020 con số này sẽ đạt gần 80 tỷ (trong đó các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật đầu tư nhiều nhất, còn tại ASEAN phần lớn là các dự án nhỏ lẻ hơn với mức dưới 1 tỷ USD).
Ông Vũ Anh Tiến, chuyên gia đến từ Hãng Nghiên cứu thị trường Frost & Sulivan nhận định: Song hành cùng với sự bùng nổ của IoT là xu thế xây dựng thành phố thông minh với hàng loạt lĩnh vực như quản lý thông minh, y tế thông minh, tòa nhà thông minh, giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng, năng lượng, cư dân thông minh… tại nhiều quốc gia trên thế giới cũng như tại Việt Nam.
Tuy nhiên, công cuộc xây dựng thành phố thông minh cũng đang đặt ra vô số các thách thức liên quan đến vấn đề bảo mật, đảm bảo cho việc xây dựng và vận hành hiệu quả thành phố.
“Tất cả đều đang gắn kết với nhau trên nền Internet. Nếu không có chiến lược an ninh bảo mật hiệu quả, để tồn tại lỗ hổng cho hacker tấn công thì thành phố đó sẽ nhanh chóng bị tê liệt. Ví dụ, hệ thống tàu điện ngầm bị tấn công sẽ bị tê liệt”, ông Tiến nói, đồng thời cảnh báo vấn đề tiên quyết của các thành phố đó là phải xây dựng được chiến lược an ninh toàn diện, phải có giải pháp, mô hình an ninh mạng hiệu quả để phát hiện mối đe dọa tiềm ẩn.