Vào đầu thế kỷ 16,ềnlựccủađịalýĐộnglựcthúcépcácquốcgiathayđổket qua bd anh dược sư người Bồ Đào Nha Tomé Pires, một trong những người châu Âu đầu tiên đặt chân tới Đông Nam Á, nơi có các “đảo gia vị” – nguồn gốc của giàu có và quyền lực trong tâm trí người Âu thời đó, từng nói rằng ai kiểm soát được eo biển Malacca sẽ nắm được yết hầu của Venice, thị quốc hưởng lợi nhiều nhất từ buôn bán gia vị đương thời. Bởi eo biển Malacca là một trong những “nút thắt” của tuyến đường biển vận chuyển gia vị về châu Âu. Đây chỉ là một trong nhiều ví dụ về một số địa điểm đóng vai trò quan trọng với lịch sử nhân loại vì vị trí, đặc điểm địa lý của nó.
Chừng nào con người còn bị giới hạn tồn tại trên Trái Đất, các điều kiện địa lý của hành tinh này vẫn sẽ là một yếu tố thường trực tác động tới định hướng, chính sách, hoạch định chiến lược về kinh tế - quốc phòng - an ninh của tất cả các quốc gia, dù 5 thế kỷ đã trôi qua kể từ thời của Tomé Pires.
Tác giả, nhà báo người Anh Tim Marshall đã dành nhiều thời gian nghiên cứu về mối quan hệ giữa địa lý và quá trình phát triển của các quốc gia, lấy chất liệu từ nghiên cứu của mình để viết một loạt cuốn sách đại chúng được quan tâm rộng rãi về chủ đề địa chính trị, khởi đầu bằng Những tù nhân của địa lý.
Quyền lực của địa lý: 10 bản đồ hé lộ tương lai của thế giới (The power of geography: Ten maps that reveal the future of our world) là một trong những cuốn sách này, tập trung vào mối quan hệ giữa địa lý và chính trị. Theo đó, địa lý đóng vai trò vừa là yếu tố kìm hãm, cản trở vừa là yếu tố tạo nên sức mạnh của các quốc gia, còn nền chính trị của mỗi nước phải chấp nhận tác động hai mặt này để thích nghi và điều chỉnh.
Trong Quyền lực của địa lý, Tim Marshall phân tích mối tương tác giữa địa lý với quốc gia trên phạm vi Trái Đất của 9 khu vực địa lý khác nhau, trước khi nhìn xa hơn vào một vùng mở rộng của địa lý: không gian, nơi cuộc cạnh tranh giành ảnh hưởng ngày càng quyết liệt giữa các nước và mức độ quan trọng ngày càng tăng của nó trong kỷ nguyên khoa học công nghệ, khi hệ thống vệ tinh nhân tạo trên không trung ngày càng có vị trí cốt tử trong sức mạnh tổng thể của bất cứ cường quốc nào, và xa hơn nữa khi loài người dần hiện thực hóa tham vọng mở rộng sự hiện diện ra ngoài vũ trụ.
Tim Marshall lựa chọn ra 8 quốc gia và một khu vực địa lý trên Trái Đất để đi sâu vào phân tích. Với mỗi chủ đề, tác giả cung cấp cho người đọc vài nét khái lược nhất về đặc điểm địa lý của nó, tiếp theo là tiến trình lịch sử với những đặc điểm, bước ngoặt quan trọng trước khi dành trọng tâm cho lịch sử hiện đại và những thách thức mà vùng lãnh thổ này phải đối mặt cũng như những chính sách, mục tiêu mà nhà cầm quyền đang thực hiện và nhắm tới.
Từng quốc gia, lãnh thổ được Tim Marshall đề cập đều có vị trí địa lý cố định. Thế nhưng, tác giả chỉ ra sự bất biến tương đối về địa lý lại đem tới những tác động khác nhau lên nền kinh tế - chính trị của quốc gia, lãnh thổ vào từng thời kỳ.
Chẳng hạn, khi trọng tâm quyền lực của thế giới còn nằm ở châu Âu, Australia từng là một thuộc địa xa xăm dùng làm nơi lưu đày tù nhân của nước Anh. Nhưng hiện tại, với sự trỗi dậy của Trung Quốc, Ấn Độ và khu vực Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương trở thành “mặt tiền” mới với tầm quan trọng chiến lược của thế giới, Australia nghiễm nhiên trở thành một quốc gia có vị trí bản lề trong trật tự toàn cầu thế kỷ 21, song hành với những biến đổi về cơ cấu dân cư, lợi ích kinh tế khiến quốc gia này phải tìm bản sắc mới độc lập hơn.
Ở chiều ngược lại, Vương quốc Liên hiệp, “mẫu quốc” một thời của Australia cũng đang tìm một hướng đi mới sau khi rời khỏi Liên minh châu Âu để tiếp tục duy trì vị thế trên toàn cầu, thậm chí phải giải quyết tốt câu chuyện nội bộ để tránh một viễn cảnh Scotland hay Bắc Ireland muốn rời Vương quốc Liên hiệp, kịch bản sẽ đem tới hệ lụy khôn lường cho quốc gia này.
Tây Ban Nha và Hy Lạp, hai quốc gia nằm ở hai đầu của khối EU, chắc chắn cũng có vai trò lớn trong tương lai. Từ xuất phát điểm yếu kém, Tây Ban Nha đã vươn lên, nhất là từ sau khi chế độ Franco kết thúc, trở thành một trong những nền kinh tế lớn và sôi động nhất EU. Tuy nhiên, động lực mạnh mẽ nhất của kinh tế Tây Ban Nha, vùng Catalonia, lại chưa bao giờ làm hài lòng chính quyền trung ương và muốn tách ra, trở thành một mối lo cho sự toàn vẹn lãnh thổ và sức mạnh kinh tế của nước này. Hy Lạp lại có những lo ngại về an ninh, lãnh thổ với các láng giềng. Từ câu chuyện gay gắt về tên gọi với Macedonia (nay là Bắc Macedonia như một giải pháp hòa hoãn), tới cuộc chiến tranh lạnh trường kỳ với Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp đang phải tìm cách hóa giải nguy cơ an ninh, thậm chí biến nó thành cơ hội nâng cao vị thế địa chính trị cho mình trong trường hợp trở thành tiền đồn ở phía đông Địa Trung Hải cho NATO và EU, nếu xu hướng xa rời châu Âu của Thổ Nhĩ Kỳ rõ nét hơn.
Trong thế giới Hồi giáo, Arab Saud, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ là những quốc gia có vai trò quan trọng hơn cả lên trật tự thế giới, đồng thời cũng là các nhân vật chính tích cực nhất trong cuộc tranh đua giành vị trí “lá cờ đầu”. Từng có một khoảng thời gian dài được “miễn nhiễm” các mối đe dọa an ninh nhờ ảnh hưởng của dầu mỏ, Arab Saud đang trong giai đoạn tìm hướng đi để có vị thế mạnh mẽ hơn một cách độc lập với sức mạnh kinh tế, giảm bớt sự phụ thuộc vào dầu mỏ.
Iran, về phần mình, phải giải không ít bài toán khó nhằm duy trì ổn định nội bộ và phá vỡ vị thế ít nhiều bị cô lập quốc tế, cả trong cuộc đối đầu nội khối Hồi giáo với các nhà nước Sunnite lẫn cuộc đối đầu với Mỹ.
Thổ Nhĩ Kỳ, nước cộng hòa lâu đời nhất trong thế giới Hồi giáo, đang ở vào thời điểm phải lựa chọn giữa việc duy trì tính thế tục của nền cộng hòa cùng kỳ vọng trở thành một thành viên của phương Tây, một kỳ vọng bị sứt mẻ không ít bởi khó khăn nước này gặp phải khi muốn gia nhập EU, và việc đi theo con đường xa hơn khỏi phương Tây, nâng cao ảnh hưởng Hồi giáo, nhất là tinh thần dân tộc chủ nghĩa mà chế độ của tổng thống Erdogan đang thể hiện.
Trong tương lai gần, mọi kịch bản về quan hệ quốc tế ở khu vực ngã ba của ba lục địa Âu - Á - Phi chắc chắn không thể vắng mặt những quốc gia này. Hay vùng Sahel, vành đai chạy ngang châu Phi từ tây sang đông ở phía nam sa mạc Sahara qua lãnh thổ sáu quốc gia gồm Mauritania, Mali, Niger, Chad, Sudan và Erithrea.
Dịch giả Lê Đình Chi