BetwayBetway

Tại sao Google không còn thiết tha 'săn' những sinh viên ưu tú nhất?_ảnh veres

Sinh viên ưu tú từ các trường đại học danh giá không còn là đối tượng mà Google đặt mục tiêu phải giành lấy bằng được.

{keywords}
Văn phòng của Google

Trong một cuộc phỏng vấn với TheạisaoGooglekhôngcònthiếtthasănnhữngsinhviênưutúnhấảnh veres Times, ông Laszlo Bock – phó chủ tịch cấp cao về các hoạt động nhân sự của Google – lưu ý rằng, Google đã xác định rằng “điểm GPA là vô giá trị trong quyết định tuyển dụng, điểm số các bài kiểm tra cũng tương tự… Chúng tôi phát hiện ra rằng những thứ đó không dự đoán được bất cứ điều gì”.

Ông Bock cũng cho biết thêm rằng “tỷ lệ những nhân sự không có bằng đại học ở Google ngày càng tăng” – với một số bộ phận lên tới 14%. Trong khi nhiều phụ huynh đang đặt câu hỏi “Làm thế nào để con tôi có việc làm?” thì việc đến thăm Google và lắng nghe cách mà Bock trả lời có thể rất hữu ích.

Đừng hiểu nhầm – Bock nói. “Điểm tốt chắc chắn là không có hại”. Nhiều vị trí ở Google đòi hỏi các kỹ năng toán học, máy vi tính, viết mã, vì thế nếu điểm số thực sự phản ánh kỹ năng của bạn trong những công việc mà bạn ứng tuyển thì đó sẽ là một lợi thế. Tuy nhiên, Google để mắt tới nhiều thứ hơn.

“Có 5 đặc điểm tuyển dụng trong công ty của chúng tôi” – ông Bock giải thích. “Nếu đó là vị trí kỹ thuật thì chúng tôi sẽ đánh giá khả năng mã hóa của bạn, và có một nửa số vị trí trong công ty là kỹ thuật. Tuy vậy, ở vị trí nào thì tiêu chí số 1 mà chúng tôi tìm kiếm cũng là khả năng nhận thực chung. Nó không phải là IQ, mà là khả năng học tập. Đó là khả năng xử lý ngay tại chỗ. Đó là khả năng thu thập thông tin. Chúng tôi đánh giá điều đó bằng cách sử dụng những cuộc phỏng vấn hành vi mà chúng tôi cho rằng có khả năng dự đoán khả năng đó ở ứng viên.

Thứ hai là “khả năng lãnh đạo. Nó khác với khái niệm lãnh đạo truyền thống. Lãnh đạo truyền thống là: bạn có phải là chủ tịch câu lạc bộ cờ vua không? Bạn có phải phó giám đốc bán hàng không?... Chúng tôi không quan tâm tới những thứ đó. Điều mà chúng tôi quan tâm là, khi phải đối mặt với một vấn đề và bạn là một thành viên trong nhóm, thì bạn có bước lên và lãnh đạo nhóm hay không?

Một yếu tố khác cũng quan trọng không kém là bạn có chịu lùi bước để cho người khác lãnh đạo mình trong những thời điểm cần thiết hay không? Bởi vì, yếu tố quan trọng để trở thành một người lãnh đạo hiệu quả trong môi trường này là bạn phải sẵn sàng từ bỏ quyền lực”. 

Còn yếu tố gì nữa? Đó là sự khiêm nhường và tính sở hữu. “Đó là sự ý thức về trách nhiệm, ý thức về tính sở hữu, để cống hiến, để cố gắng giải quyết bất cứ vấn đề gì, là sự khiêm nhường - chấp nhận đứng lùi lại để nhường chỗ cho những ý tưởng tốt hơn của người khác”.

“Mục tiêu cuối cùng là chúng ta có thể cùng nhau làm gì để giải quyết vấn đề. Tôi đóng góp ý kiến của tôi, rồi tôi lùi bước” – ông giải thích.

Không chỉ là sự khiêm nhường trong việc tạo không gian để người khác đóng góp, mà còn là “sự khiêm nhường về trí tuệ”. Nếu không có sự khiêm nhường này, bạn không thể học hỏi. Đó là lý do tại sao các nghiên cứu cho thấy nhiều sinh viên tốt nghiệp từ các trường kinh doanh danh giá nhất lại có phần cao ngạo. “Những người thành công sáng lán hiếm khi phải trải nghiệm thất bại, vì thế họ không học được cách học hỏi từ thất bại ấy” – Bock nói.

“Thay vào đó, họ mắc những lỗi lầm quy kết cơ bản. Nếu có điều gì tốt đẹp xảy ra, đó là nhờ công của họ. Nếu có gì xấu xảy ra, đó là tại kẻ ngốc nào đó hoặc do họ không đủ nguồn lực… Những người mà chúng tôi muốn thuê sẽ phải rất quyết liệt. Họ sẽ tranh luận tới cùng. Họ sẽ cương quyết bảo vệ quan điểm của mình. Nhưng rồi khi bạn nói “Có một thực tế mới”, thì họ sẽ đáp “Ồ, điều đó đã thay đổi mọi thứ. Bạn nói đúng”. Bạn cần một cái tôi lớn và một cái tôi nhỏ trong cùng một con người ở cùng một thời điểm”.

{keywords}

Ông Laszlo Bock – phó chủ tịch cấp cao về các hoạt động nhân sự của Google

Tóm tắt lại cách thức tuyển dụng của Bock: Tài năng có thể tồn tại ở nhiều hình thức khác nhau và ngày nay nó có thể được gây dựng ở nhiều cách phi truyền thống ngoài những trường đại học tên tuổi. 

"Những người không học đại học và đi theo cách riêng của mình trên thế giới này là những người đặc biệt. Và chúng ta nên làm mọi thứ có thể để tìm ra họ”. Có quá nhiều trường đại học “không cung cấp những gì họ hứa hẹn. Bạn chỉ nhận về một đống nợ, mà không học được những thứ hữu ích nhất cho cuộc sống của mình. Đó chỉ là thời niên thiếu kéo dài”.

Google đang thu hút được rất nhiều tài năng có thể vượt ra khỏi những chỉ số truyền thống như điểm GPA. Dù vậy, với hầu hết những người trẻ, việc học đại học và làm tốt ở đó vẫn là cách tốt nhất để làm chủ những công cụ bạn cần cho công việc của mình trong tương lai. Tuy nhiên, bằng cấp không phải là giấy chứng nhận bạn có thể làm được bất kỳ công việc gì. Thế giới này chỉ quan tâm và trả tiền cho thứ mà bạn làm được nhờ những gì mà bạn biết (mà không quan tâm bạn đã học nó như thế nào).

Và trong một thời đại mà sự cải tổ là nỗ lực của cả nhóm thì kỹ năng mềm là thứ được quan tâm rất nhiều. Đó là khả năng lãnh đạo, tính khiêm nhường, sự hợp tác, khả năng thích ứng, sự ham học hỏi và tái học hỏi. Điều này luôn đúng dù bạn làm việc ở bất cứ đâu.

  • Nguyễn Thảo (Theo New York Times)
赞(33)
未经允许不得转载:>Betway » Tại sao Google không còn thiết tha 'săn' những sinh viên ưu tú nhất?_ảnh veres