Thông tin trên được đại diện Bộ Lao động,ẽmởrộngthanhtoánkhôngtiềnkhôngtiềnmặtchitrảchínhsáchansinhxãhộkèo nhà cái 5. Thương binh và xã hội (LĐTB&XH) cho biết, tại hội thảo “Thí điểm chi trả chính sách an sinh xã hội không dùng tiền mặt” được Bộ này phối hợp với Ngân hàng thế giới, Bộ phận Kinh tế và Hợp tác phát triển (Đại sứ quán Úc tại Việt Nam - DFAT) tổ chức mới đây. Theo Cổng thông tin điện tử Bộ LĐTB&XH (molisa.gov.vn), hiện Việt Nam có khoảng 30% dân số là đối tượng cần sự trợ giúp. Trong đó, có hơn 11,4 triệu người cao tuổi, khoảng 1,4 triệu người hưởng trợ cấp người có công với cách mạng, 6,2 triệu người khuyết tật, trên 9 triệu người có vấn đề sức khỏe tâm thần, 2 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khoảng 3,75% hộ nghèo, 4,55% hộ cận nghèo, hơn 3,1 triệu đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, khoảng 2 triệu lượt hộ gia đình cần được trợ giúp đột xuất hàng năm. Ngoài ra, còn nhiều phụ nữ, trẻ em bị ngược đãi, bị mua bán, bị xâm hại hoặc lang thang kiếm sống trên đường phố.
Trong phát biểu tại hội thảo “Thí điểm chi trả chính sách an sinh xã hội không dùng tiền mặt”, Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Lê Tấn Dũng cho biết, các đối tượng thụ hưởng chính sách an sinh xã hội ngày càng được mở rộng với mức trợ giúp ngày càng cao hơn. Vì thế, đòi hỏi cần phải có công cụ hiện đại hơn trong việc quản lý chính sách và đối tượng tốt hơn. Cụ thể, theo thống kê, đến nay số người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là khoảng 15 triệu người; bảo hiểm xã hội tự nguyện khoảng 500.000 người; bảo hiểm thất nghiệp khoảng 13 triệu người; bảo hiểm y tế khoảng 85 triệu người, đạt tỷ lệ bao phủ 90% dân số. Đại diện lãnh đạo Bộ LĐTB&XH cũng cho biết, Chính phủ đang chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh xây dựng Chính phủ điện tử, cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, thúc đẩy phát triển các giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán điện tử. Để tăng cường quản lý và thực hiện có hiệu quả chính sách an sinh xã hội, từ tháng 5/2017, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Đề án xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về an sinh xã hội, ứng dụng CNTT vào giải quyết chính sách an sinh xã hội đến năm 2020 và định hướng phát triển đến năm 2030 (còn gọi là Đề án 708). Mục tiêu của Đề án 708 là “Triển khai ứng dụng CNTT vào giải quyết chính sách an sinh xã hội cho người dân, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đổi mới về tổ chức và đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực an sinh xã hội, góp phần phát triển Chính phủ điện tử”. Triển khai kế hoạch thực hiện Đề án 708, thời gian qua, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt chính sách trợ giúp xã hội đã và đang được Bộ LĐTB&XH thí điểm triển khai thực hiện. Cụ thể, năm 2019, đã triển khai ở 2 huyện ở Cao Bằng; mở rộng toàn tỉnh Cao Bằng trong năm 2020 và 1 huyện ở Quảng Ninh. Cũng theo molisa.gov.vn, các chuyên gia chỉ rõ, thanh toán điện tử trong thực hiện các chương trình trợ giúp xã hội là xu thế mà nhiều quốc gia đang áp dụng. Tuy nhiên, hiện việc chi trả an sinh xã hội bằng tiền mặt vẫn phổ biến nhất ở Việt Nam. So với các nước trong khu vực, mức độ sử dụng dịch vụ tại chi nhánh ngân hàng và máy ATM còn thấp. Tỷ lệ người dân có tài khoản ngân hàng cũng thấp. Mô hình đại lý ngân hàng chưa được phép hoạt động. Các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán di động chưa được phép thực hiện chức năng cho khách hàng rút tiền mặt. Cùng với đó, mạng lưới ngân hàng chủ yếu tập trung ở vùng thành thị, trung tâm. Phần lớn người dân sống ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa không có tài khoản ngân hàng. Nếu họ có tài khoản ngân hàng cũng khó có thể rút tiền từ tài khoản (do không có ATM). Một nguyên nhân khác, theo phân tích của các chuyên gia, là người dân còn thiếu các hồ sơ pháp lý để mở tài khoản ngân hàng do các đối tượng bảo trợ xã hội (trẻ em, người khuyết tật thường không có Chứng minh nhân dân). Ngoài ra, cũng có trường hợp người dân ngại mở tài khoản ngân hàng vì mất phí khi sử dụng... Vì thế, theo dự kiến của Bộ LĐTB&XH, việc thanh toán không dùng tiền mặt trong chi trả chính sách an sinh xã hội sẽ được mở rộng triển khai tại các địa phương như: Hà Nội, Thừa Thiên-Huế, TP.HCM. Sau đó, trên cơ sở tổng kết, đánh giá kết quả triển khai thực tiễn, Bộ LĐTB&XH sẽ tiếp tục nhân rộng hình thức này ra các địa phương khác. M.T 25% cửa hàng xăng dầu tại Hà Nội chấp nhận thanh toán không tiền mặt trong năm nayTrong năm 2020, 90% cơ sở phân phối, bán lẻ hiện đại, đơn vị cung cấp điện, nước, dịch vụ viễn thông và 25% cửa hàng xăng dầu trên địa bàn Hà Nội chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt khi mua bán hàng hóa, dịch vụ. |