TheảnlýviệcpháthànhphổbiếnphimtrênInternetvànềntảngxuyênbiêngiớkeo nha cai.deo thống kê của Cục Phát thanh, truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ TT&TT), hiện có 22 doanh nghiệp trong nước cung cấp dịch vụ OTT TV. Dịch vụ này hiện chiếm quy mô 20% thị trường, đạt xấp xỉ 3,6 triệu thuê bao, doanh thu gần 190 tỉ đồng. Ngoài những kênh chương trình, các doanh nghiệp cũng đang cung cấp đến 20.000 giờ nội dung truyền hình theo yêu cầu (VOD), trong đó phim các loại chiếm 60% thời lượng.
Theo quy định, khi cung cấp dịch vụ OTT TV, doanh nghiệp trong nước phải có giấy phép do Bộ TT&TT cấp. Nội dung theo yêu cầu (VOD) trên dịch vụ được cơ quan báo chí có giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình biên tập theo quy định. Phim là một trong các loại nội dung VOD, thực hiện theo quy định của pháp luật về báo chí, điện ảnh (có giấy phép phổ biến phim hoặc có quyết định phát sóng của người đứng đầu các đài phát thanh, truyền hình).
Các doanh nghiệp đang cung cấp đến 20.000 giờ nội dung truyền hình theo yêu cầu, trong đó phim chiếm 60% thời lượng (Ảnh minh họa: CafeBiz) |
Dịch vụ OTT TV do Bộ TT&TT quản lý chỉ là một trong nhiều loại dịch vụ sử dụng mạng Internet để cung cấp nội dung đến cho người dùng.
Theo Cục Phát thanh, truyền hình và Thông tin điện tử, trên mạng Internet vẫn đang tồn tại các trang web, các ứng dụng cung cấp phim (gồm cả miễn phí và thu tiền người xem thông qua hình thức cho thuê phim, cho mua phim) nhưng không được cấp có thẩm quyền về điện ảnh cấp phép phổ biến phim. Hệ quả là có nhiều nội dung chưa phù hợp, thậm chí vi phạm pháp luật; cung cấp phim không có bản quyền...Do đó, để quản lý được các loại hình này, cần sửa đổi Luật điện ảnh một cách toàn diện.
Quản lý phim là quản lý về nội dung và việc này phải được thực hiện đồng bộ. Bởi việc phát sóng trên truyền hình, chiếu tại rạp hay cung cấp trên môi trường Internet chỉ là các phương thức cung cấp phim đó đến người xem.
Với chủ trương quản lý thông tin trên hạ tầng mạng đã được quy định tại Nghị định 72 (năm 2013) về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng và Nghị định sửa đổi Nghị định 72 đang được xây dựng thì Luật Điện ảnh sửa đổi cần thống nhất việc phát hành, phổ biến phim trên mạng Internet là dịch vụ ứng dụng chuyên ngành thuộc lĩnh vực điện ảnh và chức năng quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Trên thực tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động phát hành, phổ biến phim trên Internet. Chẳng hạn, vụ việc xử phạt hành chính với Giám đốc sản xuất bộ phim sitcom "Căn hộ số 69" phát hành trên YouTube khi chưa có giấy phép và tự dán nhãn 18+.
Bộ TT&TT đề nghị sửa đổi Luật Điện ảnh về phổ biến phim trên không gian mạng thống nhất quản lý theo một tiêu chí chung, không phân biệt nội dung phim được chiếu ngoài rạp, trên truyền hình và Internet. Theo đó, cần quy định chi tiết nhất có thể về các nội dung bị cấm trên phim, nội dung bị hạn chế... Đầu mối quản lý nội dung phim theo pháp luật về điện ảnh nên tập trung về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Đối với phim phổ biến trên Internet, trên dịch vụ OTT TV phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh cấp giấy phép phổ biến hoặc phải được cơ quan báo chí có giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình biên tập, quyết định phát sóng, phổ biến.
Đồng thời, cần có quy định cảnh báo rõ ràng cho người xem về những nội dung có thể không phù hợp, nguy hiểm, ... và gỡ bỏ nội dung vi phạm khi có yêu cầu. Đơn vị cung cấp buộc phải cung cấp công cụ để người xem có thể phản ánh về nội dung vi phạm, không phù hợp thuần phong mỹ tục Việt Nam.
Duy Vũ
Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền đưa một số kênh mới để thay thế cho các kênh truyền hình nước ngoài dừng phát sóng ở Việt Nam từ 1/10.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)