Các nhà khoa học ở trường Khoa học địa chất,ậpbảnđồđáyđạidươngcủathếgiớbang xep hang nha nghe my Đại học Sydney (Australia) đã tạo ra được bản đồ kỹ thuật số đầu tiên của thế giới về địa chất đáy biển.
Bản đồ này sẽ giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về các đại dương của chúng ta đã phản ứng và sẽ phản ứng với những thay đổi môi trường như thế nào. Nó cũng cho thấy những lưu vực biển sâu phức tạp hơn nhiều so với sự hiểu biết trước đây.
Nghiên cứu này mở ra các chuyến nghiên cứu biển trong tương lai. |
Để hiểu được sự thay đổi môi trường trong các đại dương chúng ta cần phải hiểu rõ hơn về những gì được lưu giữ trong hồ sơ địa chất dưới đáy biển.
Đáy biển sâu là một nghĩa địa với phần lớn được tạo thành từ những gì còn lại của các sinh vật biển được gọi là vi sinh vật phù du, phát triển mạnh ở các vùng nước bề mặt có ánh nắng mặt trời. Các thành phần của xác sinh vật chết này có thể giúp giải mã các đại dương đã phản ứng trong quá khứ đối với thay đổi khí hậu.
Một nhóm thực vật phù du đặc biệt gọi là tảo cát sản sinh khoảng một phần tư ô-xy cho chúng ta hít thở và có đóng góp lớn trong việc chống lại sự nóng lên toàn cầu so với hầu hết các cây trồng trên đất liền. Xác phù du chết chìm xuống đáy đại dương, giữ lại carbon của chúng.
Bản đồ địa chất đáy biển mới chứng tỏ rằng sự tích lũy tảo cát ở đáy biển gần như độc lập hoàn toàn với sự phát triển của tảo cát trong nước mặt ở Nam Đại Dương.
Nghiên cứu này mở ra các chuyến nghiên cứu biển trong tương lai nhằm tìm hiểu rõ hơn hoạt động và lịch sử của chu kỳ carbon biển.
Các nhà khoa học tại Đại học Sydney đã phân tích và phân loại khoảng 15.000 mẫu đất dưới đáy biển - được lấy trong vòng hơn nửa thế kỷ trên tàu nghiên cứu để tạo ra dữ liệu cho bản đồ. Họ đã hợp tác với các chuyên gia dữ liệu lớn ở Cơ quan ICT quốc gia Australia (NICTA) để tìm ra cách tốt nhất sử dụng các thuật toán để biến các điểm quan sát thành một bản đồ kỹ thuật số liên tục.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)