Nỗ lực tự học tiếng Anh rồi nỗ lực giành được học bổng thạc sĩ trị giá hơn 50.000 USD,ôgáiđầutiênởxãbiêngiớiViệkeo bd hôm nay cô gái người Dao Chảo Thị Yến chỉ có một ước mơ giản dị là được nghiên cứu về quản lý và bảo vệ rừng để bảo vệ nguồn sống của những người quê mình.
Nhà của Yến ở tận thôn Ngám Xá, xã Nậm Chạc - xã xa nhất của huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Gia đình em có 4 anh chị em nhưng chỉ có một mình Yến đi học đại học. Yến cho biết, em cũng là người đầu tiên sinh ra ở cái xã giáp biên giới Việt - Trung xuống dưới xuôi học đại học.
Chảo Thị Yến ước mơ được đeo đuổi nghiên cứu về quản lý tài nguyên rừng. Ảnh: NVCC. |
Khóa học của Yến ở Trường THPT Số 2 Bát Xát cũng là khóa học thứ 2 của ngôi trường này. "Sau khi học xong lớp 9 em phải ở nhà mất 3 năm rồi mới thuyết phục được bố mẹ cho đi học cấp 3" - Yến nhớ lại.
Ban đầu học THPT Yến dự định sẽ thi đại học để trở thành giáo viên. "Ở trên đấy chúng em cũng không biết ngành gì khác ngoài giáo viên với y tế nên em đã chọn ngành giáo viên" - Yến kể.
Thế nhưng trận lũ lịch sử năm 2008 đã làm thay đổi ý định của cô gái dân tộc Dao. "Trong trận lũ đó, có một làng gần nhà em đã bị lũ cuốn hết. Ruộng nhà em cũng bị lũ cuốn mất sạch" - Yến vừa nhớ lại vừa rơm rớm nước mắt. Dường như ký ức về những trận lũ vẫn còn rất khủng khiếp với em.
"Sau này xuống trường được xem ti vi em mới biết là do rừng không bảo vệ tốt nên mới hay có những trận lũ như thế. Vì thế, em đã quyết định theo học ngành quản lý tài nguyên rừng và môi trường để làm kiểm lâm bảo vệ rừng" - Yến nói.
Để thực hiện ước mơ của mình, dù đang học khối C để thi làm giáo viên, cô gái sinh năm 1990 đã quyết định chuyển sang thi khối A vào Trường ĐH Lâm nghiệp. Và Yến đã đậu dù với mức điểm đầu vào không cao.
Ở kỳ đầu tiên của ĐH, khi nghe nhà trường giới thiệu về ngành đào tạo tiên tiến, đào tạo hoàn toàn bằng tiếng Anh, Yến đã nộp đơn xin học ngành này. "Em nghĩ là giả dụ em học các ngành mà không biết tiếng Anh thì sau này ra trường không xin được việc nên quyết định xin vào học ngành này để được học cả tiếng Anh" - Yến nói.
Thế nhưng, việc nghe giảng bằng tiếng Anh là một điều không hề dễ dàng với một cô gái dân tộc Dao đến từ vùng cao. Yến kể, mãi tới khi học cấp 3 em mới được học tiếng Anh mà cũng chỉ học số đếm với mấy câu chào hỏi thôi vì thế, khi nghe cac thầy giảng bằng tiếng Anh, em gần như không biết 1 từ nào.
"Thậm chí là bài giới thiệu bản thân đơn giản nhất em cũng không giới thiệu được" - Yến kể. "Năm thứ nhất em nghỉ học suốt vì ngại. Lên lớp nghe giảng thầy giói nói các bạn cười mà em không hiểu vì sao các bạn lại cười nên rất ngại".
Đến năm thứ 2, nghĩ rằng bố mẹ đã phải chịu rất nhiều khổ cực để có tiền cho mình đi học, Yến quyết tâm tìm cách học tiếng Anh bằng được để có thể tiếp thu được bài giảng. Sau một năm nỗ lực, học bằng nhiều phương pháp khác nhau cùng với sự hỗ trợ của bạn bè, cuối năm thứ 2, Yến bắt đầu nghe được các thầy giáo giảng. "Từ năm thứ 3 thì em bắt đầu giao tiếp được bình thường" - Yến nói.
Từ một học sinh có điểm dưới trung bình, Yến đã vươn lên trở thành một học sinh xuất sắc của lớp. Từ năm thứ 3 ĐH, kỳ nào Yến cũng giành học bổng cho học sinh xuất sắc. Điểm khóa luận tốt nghiệp em cao thứ 2 toàn khóa còn điểm tổng kết chung, em xếp thứ 3 toàn khóa.
Yến cho biết, các khoản học bổng mà em nhận được cũng đủ giúp em đóng học phí còn tiền sinh hoạt thì em đi làm ở sân golf ở gần trường để có thu nhập thêm bù vào. Vì thế, từ năm thứ 3, em cũng ít phải xin bố mẹ tiền nữa. Tuy nhiên, việc cho em đi học đại học lại học ngành tiên tiến với mức học phí cao cũng khiến bố mẹ em chật vật. Em trai của Yến cũng vì thế mà không đi học đại học nữa.
Tốt nghiệp ra trường vào tháng 12/2014, Yến đã xin làm nhiều công việc như phiên dịch cho một công ty may hay làm bộ phận chăm sóc khách hàng cho một công ty du lịch ở Lào Cai. Thế nhưng, mơ ước trở thành một nhà khoa học để bảo vệ rừng vẫn tiếp tục đeo đuổi Yến.
Trong thời gian này, Yến vẫn làm hồ sơ xin học bổng ở Nhật và Đức. Tới đầu năm nay, Yến chính thức nhận được học bổng của chương trình SUFONAMA để theo học thạc sĩ ngành quản lý tài nguyên rừng bền vững của Trường ĐH Gottingen (CHLB Đức).
Ngoài chu cấp hoàn toàn học phí, học bổng này cũng cấp cho Yến mỗi tháng 1.000 Euro sinh hoạt phí trong vòng 2 năm của chương trình đào tạo thạc sĩ. Tổng giá trị của học bổng là 47.500 Euro (hơn 50 ngàn USD).
Yến cho biết sau khi hoàn thành chương trình học ở nước ngoài, em hy vọng sẽ được về nước làm việc. Ảnh: NVCC. |
Hỏi Yến về dự định tương lai, sau khi em hoàn thành chương trình thạc sĩ ở nước ngoài, Yến băn khoăn nói rằng: "Em cũng không biết thế nào. Bạn em nói rằng, nếu về nước thì sẽ không có việc làm nhưng em thì vẫn muốn về nước làm việc hơn".
"Em rất thích hướng nghiên cứu về quản lý lưu vực, thủy văn nên em mong muốn được áp dụng những kiến thức học được vào công việc ở Việt Nam sau này" - Yến nói. Em cũng cho biết, chính các thầy giáo trong Trường ĐH Lâm nghiệp, đặc biệt là thầy giáo người Mỹ - GS Lee Macdonald và thầy Bùi Xuân Dũng, người hướng dẫn khóa luận tốt nghiệp của em chính là những người đã truyền thêm cảm hứng và giúp đỡ em rất nhiều.
Tôi hỏi Yến rằng, em là cô gái sinh ra ở vùng cao mà lại thích theo đuổi nghiên cứu như vậy thì bố mẹ em có phản đối không? Yến cười nói rằng, khi nghe em giành được học bổng và sang Đức học, mẹ em chỉ nói với em là: "Mày cứ đi học thế thì bao giờ mới lấy chồng?". "Bây giờ em về làng thì đã trở thành già làng rồi. Các bạn bằng tuổi em đều đã lấy chồng và sinh con cả" - Yến cười nói.
Cuối tháng 8 này, Yến sẽ lên đường sang Đức để học thạc sĩ với ước mơ của mình. Thế nhưng, ước mơ nhỏ của cô gái dân tộc Dao còn mang theo một ước vọng lớn hơn cho vùng quê Nậm Chạc của mình.
Trong bài luận nói về lý do xin học bổng gửi tới trường ĐH của Đức, Yến viết: "Tôi sinh ra và lớn lên ở vùng miền núi với trình độ dân trí của người dân rất thấp. Những người ở quê tôi không cho con cái họ, nhất là các bé gái đi học cấp 3 hay đại học do hoàn cảnh kinh tế khó khăn cũng như sự lạc hậu trong nhận thức".
"Nếu tôi có cơ hội ra nước ngoài học, nó sẽ giúp thức tỉnh những người dân quê tôi. Họ sẽ nhận ra sự quan trọng của việc đi học và nhiều trẻ em quê tôi sẽ được đi học ở trường cấp 3 và đại học. Sẽ có thêm nhiều trẻ em vượt qua được những khó khăn của cuộc sống, vượt qua được điều kiện kinh tế khó khăn và sự lạc hậu trong nhận thức của cha mẹ chúng để có được một tương lai tươi sáng hơn".
Lê Văn
(责任编辑:Cúp C2)