Thu hẹp khoảng cách số giữa đô thị và nông thôn
Dù đang ở địa bàn xã,ỉnhQuảngNamchuyểnđổisốxãtrongnălịch giải la liga người dân xã vùng cao Vi Hương, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn hiện vẫn có thể lên mạng để tìm kiếm, nắm bắt thông tin và sử dụng dịch vụ công, tương tác với chính quyền địa phương. Họ còn có thể được tư vấn, thăm khám bởi các bác sĩ ở trung tâm huyện, tỉnh và thậm chí là ngoài Hà Nội qua hệ thống Telehealth.
Cán bộ xã Vi Hương nhờ sử dụng các nền tảng số đã thay đổi cách thức quản lý, phục vụ và giao tiếp với người dân. Đặc biệt, Hợp tác xã Thiên An, cơ sở sản xuất tại địa phương có thêm không gian kinh doanh mới - online trên mạng, nhờ đó gia tăng doanh thu, thu nhập cho xã viên.
Đó là những kết quả bước đầu ở 1 trong hơn chục xã đã được Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT cùng các doanh nghiệp ICT hỗ trợ thí điểm chuyển đổi sốtừ khoảng quý IV năm ngoái đến nay.
Sau một thời gian thí điểm chuyển đổi số, xã Vi Hương đã có những chuyển biến tích cực bước đầu cả trong hoạt động của chính quyền cũng như trong các mặt đời sống kinh tế xã hội. |
Ngoài Vi Hương (Bắc Kạn), những xã được Bộ TT&TT hỗ trợ để thí điểm xây dựng thành xã thông minh còn có: Sảng Mộc, La Bằng, ATK Định Hóa (Thái Nguyên); Yên Hòa (Ninh Bình), Tràng Đà (Tuyên Quang) Hướng Phùng (Quảng Trị); Sìn Suối Hồ (Lai Châu)…
Trong bối cảnh quá trình phát triển đô thị thông minh đang từng bước được triển khai tại các địa phương thì việc thí điểm chuyển đổi số, xây dựng xã thông minh được đánh giá sẽ góp phần thu hẹp khoảng cách số giữa đô thị và nông thôn.
Đồng thời, việc này cũng thúc đẩy ứng dụng CNTT, chuyển đổi số trong chính quyền xã để phục vụ và tương tác với người dân tốt hơn, nâng cao kỹ năng số cho người dân nhằm giúp họ mở rộng cơ hội tiếp cận với công nghệ số, có thể dễ đàng giới thiệu, quảng bá sản phẩm và các nét đặc trưng của xã trên môi trường số.
Trên diễn đàn Quốc hội hồi tháng 11/2020, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, trong Chương trình chuyển đổi số quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, chuyển đổi số cho vùng sâu, vùng xa được coi là ưu tiên. Vì chỗ nào càng khó khăn thì chỗ đó chuyển đổi số càng phát huy hiệu quả, cho nên việc chuyển đổi số nên bắt đầu từ nơi khó.
Bộ trưởng cũng nhấn mạnh: “Một trong những cách để nâng cao nhận thức là làm thí điểm ở một số chỗ, một số tỉnh, một số xã. Vì khi làm thí điểm thành công với người châu Á mình là trực quan, trên cơ sở đó sẽ nhân rộng được nhanh”.
Quảng Nam lên kế hoạch chuyển đổi số 46 xã, phường, thị trấn
Thực tế, thời gian qua, ngoài hơn 10 xã được Cục Tin học hóa và các doanh nghiệp trực tiếp hỗ trợ triển khai thí điểm, đã có một số địa phương chủ động lựa chọn các xã để thí điểm chuyển đổi số, xây dựng xã thông minh.
Quảng Ninh vừa là địa phương tiếp theo có kế hoạch chuyển đổi số cấp xã, hướng tới mục tiêu đến năm 2023 xây dựng xã thông minh tại 46 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh, thu hẹp khoảng cách số giữa khu vực nông thôn và thành thị, thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong chính quyền xã góp phần nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo điều hành.
Kế hoạch mới của tỉnh Quảng Nam cũng nhằm tăng tương tác giữa người dân, doanh nghiệp với chính quyền; hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp được tiếp cận và sử dụng các ứng dụng, dịch vụ tiện ích, thuận lợi nhất để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, an toàn, an ninh trật tự và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Xã Cẩm Thanh thuộc thành phố Hội An là 1 trong 15 đơn vị cấp xã của Quảng Nam thí điểm chuyển đổi số trong năm 2021. (Ảnh: hoian.gov.vn) |
Theo lộ trình, dự kiến trong năm 2021 sẽ triển khai tại 15 xã, năm 2022 là 22 xã và số xã chuyển đổi số năm 2023 là 9. UBND tỉnh Quảng Nam lưu ý thêm, các xã giai đoạn 2022 - 2023 cần thành lập Ban Chỉ đạo chuyển đổi số cấp xã và tham khảo mô hình của các xã triển khai năm 2021.
Nội dung chuyển đổi số cấp xã tại Quảng Nam tập trung vào 5 nhóm hoạt động chính gồm: xây dựng hạ tầng số, giao tiếp với người dân, thương mại điện tử, quảng bá thương hiệu địa phương và các dịch vụ thông minh. Với mỗi nhóm này, tỉnh đều nêu rõ các việc cần triển khai và mục tiêu cần đạt. Riêng về dịch vụ thông minh, Quảng Nam xác định các xã sẽ tập trung vào 4 lĩnh vực là du lịch, giáo dục, nông nghiệp và y tế.
Trước đó, tại buổi làm việc về chuyển đổi số vào ngày 5/4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, ông Hồ Quang Bửu, đã chỉ đạo Sở TT&TT bám sát hướng dẫn mô hình thí điểm xây dựng xã thông minh của Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT.
Sở TT&TT Quảng Nam cũng được yêu cầu chủ trì làm việc với doanh nghiệp viễn thông đảm bảo các trụ sở công, địa điểm công cộng tại các xã có Wi-Fi đủ mạnh, khuyến khích các doanh nghiệp viễn thông, Bưu điện tỉnh song hành cùng UBND các xã xây dựng xã thông minh.
Vân Anh
Ban chỉ đạo thực hiện chương trình chuyển đổi số tỉnh Thái Nguyên vừa được thành lập, đảm nhận vị trí Trưởng Ban là Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên - ông Trịnh Việt Hùng.