Đại diện Ban Đối ngoại Trung ương,ệtNamtiếpnhậnliềuvắtin tuc bóng đá Bộ Ngoại giao và Bộ Y tế đã có mặt tại buổi lễ tiếp nhận.
Dự kiến, 500.000 liều vắc xin này sẽ được tiêm cho 3 nhóm đối tượng: công dân Trung Quốc làm việc tại Việt Nam; người Việt Nam có nhu cầu học tập, làm việc, kinh doanh tại Trung Quốc và người dân có nhu cầu sử dụng vắc xin này (đặc biệt ở các địa phương sát biên giới với Trung Quốc).
Vắc xin Vero-Cell do Công ty Sinopharm sản xuất đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp vào danh sách sử dụng khẩn cấp vào đầu tháng 5/2021 và được Chương trình Covax mua, mục đích giúp các nước tiếp cận với vắc xin một cách công bằng.
Hiện có hơn 70 quốc gia sử dụng loại vắc xin này, gồm nhiều nước Đông Nam Á như Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore và Thái Lan.
Tới nay, Sinopharm đã sản xuất hơn 450 triệu liều vắc xin Covid-19, trong đó 100 triệu liều cung cấp thông qua hình thức viện trợ Chính phủ và bán thương mại cho các doanh nghiệp.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long (phải) và Đại sứ nước CHND Trung Hoa trao biên bản bàn giao lô hàng viện trợ gồm 500.000 liều vắc xin và hơn 500.000 bơm kim tiêm - Ảnh: Trần Minh |
Trước đó, ngày 3/6, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường ký phê duyệt có điều kiện vắc xin Sinopharm của Trung Quốc cho nhu cầu cấp bách phòng chống dịch Covid-19. Đây là loại vắc xin Covid-19 thứ ba được cấp phép khẩn cấp tại Việt Nam sau AstraZeneca và Sputnik V.
Dữ liệu công bố trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Mỹ cho thấy, vắc xin của Sinopharm có hiệu quả gần 78,1% với các trường hợp có triệu chứng và 73,5% cho các ca nhiễm không triệu chứng.
Nguyễn Liên
10 điều bạn cần ghi nhớ trước và sau khi tiêm vắc xin Covid-19
Bộ Y tế vừa ban hành infographic hướng dẫn người dân những vấn đề nên biết khi đi tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19.