Hôm nay,ồithườnggầntỉđồngchobangườiđitèbịquytộicướkết quả croatia hôm nay Viện trưởng VKSND huyện Bình Chánh (TP.HCM) thay mặt cơ quan làm oan chi trả tiền bồi thường cho 3 người bị hàm oan là anh Trần Văn Uống (28 tuổi), Khưu Khánh Sỹ (35 tuổi) và Ong Văn Sệt (26 tuổi) cùng ngụ xã Hòa Đông, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.
Trước đó, ngày 11/4, ông Võ Gia Bình, Phó viện trưởng VKSND huyện Bình Chánh (TP.HCM) đến UBND xã Hòa Đông để xin lỗi 3 thanh niên bị truy tố và kết án oan.
Tháng 6/2018, VKSND huyện Bình Chánh và 3 người bị oan thỏa thuận về số tiền bồi thường oan là 820 triệu đồng để chi trả cho các khoản thiệt hại tinh thần, thu nhập bị mất và chi phí luật sư cho những ngày bị tạm giam và mang thân phận bị can, bị cáo.
3 thanh niên bị truy tố oan được VKSND huyện Bình Chánh chi trả gần 1 tỉ đồng |
Sau đó, VKSND huyện Bình Chánh gửi hồ sơ yêu cầu lên VKSND Tối cao. Đến ngày 20/11/2018, VKSND Tối cao thẩm định xong và có văn bản gửi hồ sơ qua Bộ Tài chính đề nghị cấp kinh phí cho VKSND huyện Bình Chánh chi trả tiền bồi thường cho người bị oan.
Do nuôi tôm bị thua lỗ nên anh Uống, Sỹ và Sệt rủ nhau lên TP.HCM làm thuê. Đêm ngày 5/2/2012, cả ba người và đồng nghiệp Trần Văn Đen cùng nhậu tại nơi làm việc là nhà máy sản xuất thức ăn gia súc ở xã Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh).
Nhậu xong, cả nhóm ra đường hóng mát và đi vệ sinh. Một lúc sau, Sỹ ra để gọi hai người bạn vào cho ra lò mẻ thức ăn mới thì thấy một đám người khá đông chạy xe máy vụt qua. Sau đó, bất ngờ cả 3 người bị bắt lên Công an xã.
Theo anh Uống kể lại, sau khi bị đưa lên Công an, 3 anh được yêu cầu ghi theo tấm giấy được viết sẵn rồi cho về, sau đó họ không được thả mà còn bị đánh bằng cây ba trắc vào tay, chân.
Năm ngày sau, ngày 10/12/2012, Công an huyện Bình Chánh khởi tố vụ án, khởi tố bị can để điều tra hành vi “Cướp tài sản” đối với Uống và Sỹ.
Tháng 7/2014, TAND huyện Bình Chánh tuyên 2 bị cáo trên mỗi người 1 năm, 7 tháng, 9 ngày tù vì tội “Cướp tài sản” (bằng thời gian tạm giam), cả hai anh làm đơn kháng cáo kêu oan. Sau đó, TAND TP xử phúc thẩm và tuyên hủy toàn bộ án sơ thẩm để điều tra lại.
Khi điều tra lại, Công an huyện Bình Chánh tiếp tục bắt tạm giam Sệt và sau đó cả 3 cùng bị truy tố về tội “Cướp tài sản”.
Theo cáo trạng lần hai, khoảng 22h30 ngày 5/12/2012, trong lúc nhậu Uống rủ Sỹ, Sệt và Đen ra đường Trần Đại Nghĩa chặn xe để xin tiền mua bia nhậu tiếp. Đen và Sỹ đồng ý, Sệt không nói gì nhưng đi theo.
Ra khỏi cổng cơ sở mà họ làm việc, Uống và Đen nhặt một khúc tầm vông 60 - 65 cm, rồi đi về hướng khu công nghiệp Lê Minh Xuân. Một lúc sau, Đen đi qua bên kia đường.
Đi thêm một đoạn, cả nhóm thấy anh Phan Thanh Quyền chạy xe máy chở một phụ nữ. Uống được cho là cầm cây tầm vông tiến ra đường, giơ cây định đánh nhưng anh Quyền phát hiện, quay đầu xe chạy ngược lại. Uống ném khúc cây về phía anh Quyền nhưng không trúng; nạn nhân đến chốt dân phòng khu công nghiệp trình báo. Uống và Sỹ sau đó bị bắt, công an xã lập biên bản bắt người phạm tội quả tang.
Ngày 17/3/2016, TAND huyện Bình Chánh đưa vụ án ra xét xử (lần 2) nhưng hoãn vì vắng Sỹ và bị hại Quyền. Tháng 5/2016, Sệt được VKSND Bình Chánh thả ra sau 15 tháng tạm giam.
Cuối năm 2016, VKSND huyện Bình Chánh đình chỉ vụ án và đình chỉ điều tra đối với 3 thanh niên. Theo cơ quan công tố, trong quá trình điều tra, Uống và Sỹ thay đổi lời khai, không thừa nhận hành vi phạm tội, người bị hại khai không thống nhất, không thu giữ được vật chứng của vụ án, không có nhân chứng. Từ đó, VKSND huyện Bình Chánh không đủ chứng cứ cáo buộc Uống, Sệt và Sỹ phạm tội “Cướp tài sản”.
Liên quan vụ việc, người trực tiếp kiểm sát việc giải quyết vụ án là kiểm sát viên Mai Hoàn Đông bị kỷ luật cảnh cáo về mặt Đảng và chính quyền. Thẩm phán TAND huyện Bình Chánh là ông Nguyễn Văn Quý (chủ tọa phiên tòa năm 2014) bị cảnh cáo về mặt Đảng.
Không có mặt trên xà lan gây tai nạn chết 3 người, nhưng anh Thanh vẫn bị bắt và tuyên phạt 7 năm tù.