Bài toán kêu gọi người thất nghiệp 'bỏ phố về quê' đã và đang khiến rất nhiều nước đau đầu tìm lời giải. Ví dụ như Nhật Bản,ỏphốvềquêchỉlàgiấcmơcủangườicótiềkeo bong da tv khi nhiều vùng nông thôn số lượng búp bê còn nhiều hơn dân cư, thì Tokyo vẫn luôn đông đúc nhất thế giới và không ngừng đông thêm. Tuy nhiên, hiện tại, vẫn chưa nước nào giải quyết được triệt để vấn đề phân bố dân cư không đồng đều.
Bản thân tôi cũng là một người bỏ phố về quê khi chuyển từ Sài Gòn về sinh sống và làm việc tại một thị xã nhỏ ở Bình Định. Tính đến nay đã là gần 18 tháng kể từ khi tôi về đây. Tôi xin phép đưa ra một số nhận định chủ quan để cho thấy rằng "bỏ phố về quê" vẫn chỉ dừng lại ở mức phong trào ngắn ngủi, là giấc mơ trưa chập chờn của những người phải vật lộn với cuộc sống xô bồ nơi phố thị:
1. Sinh kế: dân số của thị xã tôi ở còn chưa bằng một phường nhỏ ở Sài Gòn, trong khi diện tích lại rộng gấp cả trăm lần, nên nhu cầu về mọi thứ cực kỳ phân tán và nhỏ bé. Có lẽ nhu cầu cao nhất của người dân ở đây là "mua vé xe về quê ăn Tết và mua vé xe quay lại Sài Gòn, Bình Dương sau Tết".
Do đó, kinh doanh, làm ăn, dịch vụ, sản xuất đều rất khó có đầu ra đủ lớn, dẫn đến nhu cầu tuyển dụng và mức lương tại đây rất thấp so với thành phố, chỉ tầm 3-5 triệu đồng một tháng là phổ biến. Trong khi đó, làm nông lại cho thu nhập còn thấp hơn nữa. Thế nên, nói về sức hấp dẫn về mặt thu nhập ở nơi đây hầu như không có.
2. Y tế - giáo dục: đa phần các bạn sinh viên y dược, sư phạm ra trường, nếu không chịu sự điều động của địa phương thì gần như chẳng ai muốn về quê công tác cả. Dẫn đến các vùng nông thôn thiếu đi một lực lượng y bác sĩ, giáo viên tối thiểu, chứ chưa dám nói tới chất lượng khám chữa bệnh và giáo dục.
3. Khí hậu: khu vực miền Trung quê tôi năm nào cũng oằn mình gánh chịu những trận bão lũ khắc nghiệt. Nhiều người cả đời "cày cuốc" vất vả, tích góp từng đồng để dựng nên một căn nhà làm trốn dung thân. Ấy vật mà xui rủi, một trận bão lớn đi qua có khí cũng khiến họ trở về với hai bàn tay trắng. Vậy nên, ai có cơ hội để thoát ly đều chẳng bao giờ muốn quay lại quê hương.
>> Bỏ quê ra phố làm giàu
Bản thân tôi sau hơn 10 năm sống tại Sài Gòn, nay chuyển về vùng xa xôi, cứ lâu lâu lại thấy thêm một cụ già ra đi, thêm một ngôi nhà bị bỏ trống vì con cháu cụ đã lên thành phố cả rồi, nhiều khi cũng thấy rất buồn. Chắc có lẽ, sau thế hệ cha chú tầm 60-70 tuổi, nông thôn Việt Nam sẽ vắng bóng người. Nói đi cũng phải nói lại, do ở Sài Gòn, Hà Nội, cơ hội việc làm tốt, y tế, giáo dục phát triển hơn hẳn, nên đa số người dân vẫn sẽ lựa chọn những nơi này để an cư, lạc nghiệp.
Hàn Quốc, Nhật Bản và gần đây là Trung Quốc cũng từng đau đầu về vấn đề này mà chưa có một quốc gia nào giải quyết được triệt để. Nhất là khi từ sinh kế, tới đời sống văn hóa - xã hội, y tế, giáo dục ở nông thôn vẫn còn quá nhiều chênh lệch với đô thị như đã kể trên. Thế nên, việc người trẻ rời bỏ nông thôn để lên thành phố có lẽ cũng là xu hướng tất yếu, bởi họ khó mà cảm thấy hấp dẫn với cuộc sống thiếu thốn trăm bề ở quê nhà.
Nói thêm về cuộc sống sau khi bỏ phố về quê, gia đình tôi thu nhập khoảng 40 triệu đồng một tháng nhưng bản thân cũng cảm thấy rằng không thể sống khỏe được ở Sài Gòn với số tiền này khi có cả con nhỏ. Hoặc ít nhất là chúng tôi cũng không thể có dư được nhiều để đầu tư, nên dù đã mua được một căn hộ ở trung tâm, nhưng cuối năm ngoái tôi vẫn quyết định chuyển về tỉnh lẻ (dễ thuê nhà, không quá thiếu thốn cơ sở vật chất nhưng chi phí lại không đắt đỏ và chật chội như thành phố).
Cũng may, công việc hiện tại cho phép tôi làm từ xa, nên thu nhập cũng không quá ảnh hưởng. Từ chi phí sinh hoạt khoảng 20 triệu ở Sài Gòn, giờ về sống ở thị xã, gia đình tôi chỉ tiêu hết khoảng 10 triệu đồng một tháng (trong đó 3 triệu đồng là tiền nhà, điện, nước, internet; còn 7 triệu đồng để ăn uống, xăng xe). Nhờ đó, mỗi tháng tôi cũng dư được tầm 30 triệu đồng (tháng nào có phát sinh chi phí sẽ ít hơn). Qua Tết vừa rồi, chúng tôi trả hết nợ mua nhà và ôtô để đạt tự do tài chính một phần.
Tôi dự định mỗi tháng sẽ phụ giúp cha mẹ hai bên nội ngoại một ít, rồi dắt díu vợ con đi trải nghiệm đất nước Việt Nam xinh đẹp (trải nghiệm đúng nghĩa, mỗi nơi ở một vài tháng, chứ không đi lấy thành tích) và thậm chí trải nghiệm ở nước ngoài. Quan trọng nhất vẫn là được trải nghiệm sống ở nhiều môi trường để bản thân không bị ù lỳ, ỷ lại. Chúc cho những bạn đang ấp ủ giấc mơ "bỏ phố về quê" sẽ sớm đạt được tự do tài chính để thực hiện mong muốn của mình.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.