Dự án sân bay Phan Thiết có tổng diện tích 543ha nằm trên địa bàn xã Thiện Nghiệp,ânbayPhanThiếtchếtyểucòđuanhauthổigiáđấkết quả cúp ý thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
Bộ Quốc phòng là cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với khu bay quân sự, còn UBND tỉnh có thẩm quyền đối với hạng mục hàng không dân dụng.
Công ty CP Rạng Đông được UBND tỉnh Bình Thuận lựa chọn làm nhà đầu tư hạng mục hàng không dân dụng theo hình thức BOT. Công trình Sân bay Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận) được tổ chức khởi công vào ngày 18/1/2015, dự kiến hoàn thành vào năm 2018, nhưng đến nay vẫn án binh bất động.
Sau lễ khởi công, tỉnh Bình Thuận tập trung giải phóng mặt bằng, đến nay đã thực hiện xong và bàn giao cho Công ty CP Rạng Đông và Bộ Quốc phòng quản lý thực hiện dự án.
Theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2009, đây là dự án sân bay Quân sự cấp I kết hợp Dân dụng cấp 4C, chủ yếu khai thác các loại máy bay Bombardier, Fokker70, A320, A321 hạn chế tải.
Tháng 5/2017, Thủ tướng Chính phủ thống nhất với đề xuất của UBND tỉnh Bình Thuận nâng cấp sân bay Phan Thiết từ hạng 4C lên 4E , kéo dài đường băng từ 2.400m lên 3.050m.
Sau khi Bộ Giao thông vận tải (GTVT) phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chi tiết, UBND tỉnh Bình Thuận đã làm việc nhiều lần với Bộ Quốc phòng và nhà đầu tư BOT để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.
Cuối năm 2018, Bộ Quốc phòng làm việc với tỉnh Khánh Hòa về việc đấu giá quyền sử dụng đất tại sân bay quân sự Nha Trang để đầu tư khu bay quân sự tại Phan Thiết, nhưng chưa có sự thống nhất.
UBND tỉnh Bình Thuận và Bộ Quốc phòng hiện đang tiếp tục chỉ đạo, phối hợp làm việc với các cơ quan liên quan để sớm hoàn thành các thủ tục đầu tư để sớm triển khai công trình.
Công trình đường vào sân bay Phan Thiết nối từ Tỉnh lộ 706B do Sở GTVT Bình Thuận làm chủ đầu tư, khởi công vào năm 2017, dự kiến hoàn thành trong năm 2018, nhưng cũng chưa đâu vào đâu.
Đến nay, Sân bay Phan Thiết ở xã Thiện Nghiệp vẫn còn là bãi đất hoang, vẫn chưa được triển khai thi công.
Những ngày qua, các nhà đầu cơ cùng các nhóm cò đất từ Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đến Thiện Nghiệp làm giá ảo, thổi giá đất nông nghiệp lên cao, gây mất an ninh trật tự tại địa phương.
Ngày nào cũng có các nhóm cò đất tập trung ở các quán nước dọc đường Thiện Nghiệp.
Giá đất nông nghiệp ở quanh khu vực dự án Sân bay Phan Thiết được thổi lên 20-40 tỷ đồng/ha, cao gấp đôi so với năm ngoái.
Ông Trần Hoàng Khôi, Phó Chủ tịch UBND TP Phan Thiết cho biết giá đất sốt ảo ở Thiện Nghiệp là hiện tượng bất thường, có dấu hiệu lừa đảo.
Lực lượng chức năng của TP Phan Thiết hiện đang vào cuộc theo dõi tình hình, nếu phát hiện các hành vi lừa đảo sẽ xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Chính quyền địa phương khuyến cáo các nhà đầu tư, nhất là người dân Phan Thiết, phải hết sức cảnh giác, tránh bị cuốn theo cơn lốc giá ảo, thiệt hại về tài chính.
Những người am hiểu tình hình cho biết đợt này các nhóm cò đất về làm giá ảo, tạo thị trường sôi động giả tạo là chủ yếu.
Dọc đường vào dự án sân bay, rất nhiều chủ đất nông nghiệp treo bảng bán đất chính chủ, yêu cầu không thông qua cò.
Sau khi báo chí phản ánh hiện tượng đất nông nghiệp tăng giá ảo quanh dự án sân bay Phan Thiết, đầu tuần này cơn sốt ảo đang có phần giảm nhiệt hơn hai tuần qua./.
Theo VOV
Sân bay 4.000 tỷ mọc lên, đến thời tỷ phú chân đất?
Để xây dựng sân bay mới, Công ty TNHH Hồ Tràm cần thu hồi trên 224ha đất, tại xã Lộc An và Láng Dài, huyện Đất Đỏ. Khu vực làng quê nông thôn này đang yên bình, bỗng xôn xao về sự thay đổi lớn.