Dễ dàng tiếp cận Internet,ừađảobắtnạttrênmạngxảyravớicảtrẻemởthànhthịvànôngthôcách cai tài xỉu song ‘khiên bảo vệ’ của trẻ nông thôn rất hạn chế
Ghi nhận từ Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia - NCSC, Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT, các tháng đầu năm 2023, lừa đảo trực tuyến có xu hướng dịch chuyển, nhắm tới đối tượng người yếu thế trong đó có trẻ em.
Hệ thống tiếp nhận cảnh báo an toàn thông tin mạng Việt Nam do NCSC quản lý thời gian qua cũng đã nhận được những phản ánh của phụ huynh về việc con em họ bị đối tượng xấu trên mạng lừa gạt tình cảm, dụ dỗ chụp ảnh nhạy cảm để tổng tiền gia đình.
Lừa đảo, bắt nạt trẻ em trên mạng là một nội dung được các chuyên gia công nghệ và chuyên gia về bảo vệ trẻ em trao đổi, thảo luận trong phiên tọa đàm tại sự kiện ra mắt Câu lạc bộ Bảo vệ trẻ em Việt Nam trên không gian mạng mới đây.
Ông Ngô Tuấn Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Bảo vệ trẻ em Việt Nam trên không gian mạng nhận định: Việc trẻ em sử dụng Internet ngày càng nhiều có thể khiến cho các em phải đối mặt nhiều hơn với những rủi ro như bị lừa đảo, bắt nạt, bạo hành tinh thần trên mạng. Cạm bẫy của những kẻ xấu ngày càng tinh vi và nguy hiểm, nhóm trẻ em thường được nhắm tới là từ 8 – 16 tuổi khi các em tò mò về nhận thức nhưng lại chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tự bảo vệ mình.
Bà Phan Thị Kim Liên, quản lý chương trình bảo vệ trẻ em của World Vision Việt Nam cho hay, qua các chương trình, dự án đang triển khai, bà cùng đồng nghiệp có cơ hội được tương tác, lắng nghe những chia sẻ của nhiều trẻ em để nắm bắt được những ví dụ hết sức cụ thể về những rủi ro mà các em gặp phải cũng như những ảnh hưởng, tác động thực tế đã xảy ra.
Đại diện World Vision Việt Nam cho rằng, có rất nhiều rủi ro mà trẻ em đang phải đối mặt trên mạng, song nổi bật hơn cả là rủi ro khi các em làm quen với những người lạ trên mạng. Các nghiên cứu, khảo sát cũng như những tham vấn với trẻ em của World Vision Việt Nam cho thấy, nhiều trẻ em có rất đông bạn trên mạng xã hội, tới 5.000 bạn và khoảng 50 – 70% số đó là những người lạ, trẻ không hề biết họ là ai, chỉ cần thấy ảnh đại diện “trai xinh, gái đẹp” là kết bạn. “Rủi ro với trẻ là rất lớn, vì trong số những bạn không quen trên mạng, sẽ có những người có mục đích xấu”,bà Phan Thị Kim Liên nhận xét.
Cả đại diện World Vision Việt Nam và ChildFund Việt Nam đều thống nhất rằng, các rủi ro từ Internet, mạng xã hội xảy ra không chỉ với trẻ em ở thành phố mà cả với trẻ ở nông thôn.
Ông Đỗ Dương Hiển, phụ trách dự án trẻ em của ChildFund Việt Nam nhấn mạnh rằng, việc sử dụng Internet, mạng xã hội của các trẻ em vùng sâu, vùng xa hay dân tộc thiểu số hiện nay hoàn toàn không có khác biệt so với trẻ ở thành phố hay vùng trung tâm. Bởi lẽ, sóng 3G, 4G hiện đã được các nhà mạng phủ tới các địa bàn vùng sâu, vùng xa và mạng cáp cũng đã đến được 100% các xã trên toàn quốc. Ngoài ra, giá cước dịch vụ cũng đã cho phép trẻ em nông thôn có thể tiếp cận với Internet hằng ngày.
Trong điều kiện có thể dễ dàng tiếp cận với Internet, mạng xã hội, bà Phan Thị Kim Liên phân tích, trẻ em nông thôn lại có sức đề kháng, ‘khiên bảo vệ’ mỏng và bé hơn so với trẻ em thành phố, với ước tính chỉ khoảng từ 10 - 15% trẻ nhận thức được các rủi ro.
Nhiều em chỉ có thể hình dung đến những vấn đề như mất thông tin, bị trêu, bị bắt nạt trên mạng, chứ không nhận thức được những rủi ro liên quan đến vấn đề xâm hại tình dục, mua bán người.
Không những thế, nhiều cha mẹ ở nông thôn không nắm được những đang rủi ro ‘rình rập’ con mình trên mạng. Các cuộc phỏng vấn của World Vision với cha mẹ ở nông thôn cho thấy, nhiều người không liệt kê được rủi ro nào với con mình trên mạng. Hơn thế, thực trạng phổ biến ở nhiều vùng nông thôn là cha mẹ đi làm ăn xa, không biết con mình làm gì ở nhà, tham gia môi trường mạng ra sao. “Vành đai cha mẹ bảo vệ trẻ gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là với những vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa”, bà Phan Thị Kim Liên nhận xét.
Chung tay bảo vệ trẻ em trên mạng
Để bảo vệ trẻ em tương tác lành mạnh và sáng tạo trên môi trường mạng, các chuyên gia đều thống nhất rằng cần có sự chung tay của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Chia sẻ về các hoạt động đang được Cục An toàn thông tin, Mạng lưới ứng cứu và bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng (VN-COP) tổ chức thực hiện, bà Đinh Thị Như Hoa, Trưởng Phòng Kiểm định An toàn thông tin, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam - VNCERT/CC cho biết, sau khi có Chương trình bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn đến năm 2025, các nhóm nhiệm vụ chính của Chương trình đã được triển khai.
Trong đó, về hoàn thiện hành lang pháp lý, thời gian qua, nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã được lồng ghép nội dung về bảo vệ trên mạng. Chẳng hạn như Bộ TT&TT đã có văn bản bổ sung thêm chức năng của Sở TT&TT về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng tại địa phương. Hay như mới đây, trong dự thảo sửa đổi Nghị định 72 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng, Bộ TT&TT cũng đề xuất bổ sung các quy định về bảo vệ trẻ em trên mạng.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nâng cao nhận thức về bảo vệ trẻ em, đại diện VNCERT/CC cho hay, một trong những nỗ lực của VN-COP thời gian qua là kết nối, phối hợp với VietNet-ICT, Meta, VTC NetViet để triển khai các khóa học miễn phí dành cho bố mẹ và giáo viên trên nền tảng số OneTouch, giúp họ có kiến thức, kỹ năng cơ bản để đồng hành cùng con trên môi trường số.
Ngoài ra, một số giải pháp kỹ thuật hỗ trợ bảo vệ trẻ em cũng đang được Cục An toàn thông tin, VN-COP cùng các đơn vị phối hợp triển khai.
Văn Giáp và nhóm PV, BTV