- Nhiều chuyên gia cho rằng chỉ nên miễn học phí cho sinh viên ngành sư phạm nếu ra trường các em làm đúng nghề,Đềxuấtchỉmiễnhọcphíchosinhviênsưphạmnếulàmđúngnghềđội hình bologna gặp juventus còn không nhà nước cần có cơ chế thu lại khoản tiền đó.
Đây là nội dung được nhiều đại biểu quan tâm và đưa ra tại hội nghị tham vấn chuyên gia về sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục và Luật Giáo dục Đại học do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội tổ chức ngày 15/12.
GS.VS Đào Trọng Thi, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội. Ảnh: Thanh Hùng. |
GS.VS Đào Trọng Thi, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng đây là vấn đề được bàn đến nhiều nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện.
“Tôi nghĩ lần này nên phải thực hiện. Trước chúng ta quy định miễn học phí cho sinh viên sư phạm, sau khi tốt nghiệp phải phục vụ cho ngành giáo dục, nếu không phải trả lại tiền cho Nhà nước. Nhưng trên thực tế, chúng ta không thu lại được khoản đó nếu sinh viên không theo sư phạm. Bởi Nhà nước có phân công đâu mà thu? Các em nói tôi sẵn sàng đi dạy nhưng không có chỗ cho tôi dạy”, ông Thi nói.
Ông Thi đề xuất có thể chuyển thành việc cho các sinh viên ngành sư phạm được vay tín dụng ưu đãi và ra trường nếu em nào làm trong ngành giáo dục một số năm thì được miễn, không thu lại.
“Còn em nào không làm thì phải trả lại. Như vậy lúc đó mới có cơ chế thu và thực chất là chính sách ưu đãi không thay đổi. Nhưng rõ ràng sẽ giải quyết được vướng mắc như hiện nay”, ông Thi nói.
Các đại biểu trao đổi tại hội nghị góp ý sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục đại học. Ảnh: Thanh Hùng. |
Đồng quan điểm, PGS.TS Nguyễn Trường Giang (Phó Vụ trưởng Vụ Hành chính sự nghiệp, Bộ Tài chính) cũng cho rằng thực tế chính sách miễn giảm học phí cho sinh viên sư phạm lâu nay vẫn chưa đạt được mục tiêu. Bất cập nảy sinh một phần vì sau tốt nghiệp, nhà nước không sắp xếp, điều động được việc làm cho sinh viên.
Sinh viên không kiếm được việc làm trong các cơ sở giáo dục đào tạo dẫn đến lãng phí nguồn lực ngân sách nhà nước.
“Sinh viên sư phạm ra trường nhưng không được đứng trong ngành sư phạm thì học phí miễn giảm gần như là sử dụng không đúng mục đích. Thay vì miễn giảm có thể cấp tín dụng sinh viên để trang trải học phí. Sau khi tốt nghiệp nếu công tác trong lĩnh vực sư phạm đáp ứng đủ điều kiện thời gian theo quy định thì sẽ được miễn hoàn trả phần vay. Nếu các em không công tác thì phải bồi hoàn cho nhà nước”, ông Giang nói.
Thanh Hùng
"Phải bỏ chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm" - đề xuất này được đưa tại Hội thảo Tác động của chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm đến chất lượng tuyển sinh và đào tạo giáo viên, diễn ra sáng ngày 13/12 tại TP.HCM.