Gút là bệnh lý chuyển hóa mạn tính. Tình trạng tăng axít uric gây lắng đọng ở mô dưới da,ữngsailầmhaygặptrongđiềutrịgúkeo ty so gân, khớp, thận gây ra tình trạng bệnh lý ở các cơ quan này như: viêm khớp, sỏi thận, suy thận.
Người bị bệnh gút có nguy cơ cao với các bệnh lý về tim mạch. Cho đến hiện nay các bác sĩ đều đồng ý với nhau gút là bệnh lý toàn thân chứ không chỉ tập trung ở khớp và gân như mọi người nghĩ trước đây. Nguồn gốc của axít uric trong máu không phải chỉ đến từ bên ngoài đưa vào mà còn do tình trạng chuyển hóa trong cơ thể.
Tuy nhiên, tại Việt Nam vẫn còn có nhiều sai lầm trong nhận thức về chẩn đoán và điều trị bệnh gút. Chúng tôi xin trình bày những sai lầm đến từ cả ba phía: bệnh nhân, bác sĩ và chính sách bảo hiểm y tế (BHYT).
Từ phía bệnh nhân
Mọi người đều nghĩ khi uống thuốc hết đau là hết bị gút. Khi bạn uống thuốc hết đau chỉ mới đồng nghĩa là bạn chỉ mới tạm thời giải quyết được tình trạng viêm của khớp hay gân. Nếu tình trạng axít uric vẫn còn cao thì nguy cơ tái phát vẫn còn.
Nếu bệnh nhân ổn định về mặt lâm sàng và axít uric máu về bình thường thì vẫn tiếp tục điều trị ngăn ngừa tái phát trong 3 tháng với người chưa có cục tophi và 6 tháng nếu có cục tophi.
Trên cộng đồng mạng thỉnh thoảng vẫn lan truyền những bài thuốc chỉ cần uống trong vài lần giúp bạn tránh khỏi bệnh gút vĩnh viễn. Cho đến nay chưa có nghiên cứu nào đưa ra được những biện pháp điều trị khỏi triệt để bệnh gút.
Ăn kiêng triệt để sẽ không bị các cơn gút tái phát. Điều này sai vì axít uric vẫn đến từ nguồn trong cơ thể. Bạn nên kiêng các thức ăn giàu đạm, rượu, bia nhưng không phải nhịn ăn với các thức ăn này.
Nước ngọt có ga an toàn với người bị gút. Điều này hoàn toàn sai vì các loại nước ngọt có ga làm tăng axít uric trong máu không thua kém bia. Cần nên kiêng dùng nước ngọt có ga, nhất là khi dùng với hải sản.
Bệnh gút chỉ ảnh hưởng đến khớp nên không nguy hiểm đến tính mạng do vậy không cần theo dõi lâu dài. Điều này sai vì bệnh nhân bị gút có nguy cơ bị bệnh lý thận có thể dẫn đến suy thận, sỏi thận. Tỉ lệ bệnh lý tim mạch tăng cao ở người bị gút và gây ra các biến cố tim mạch chết người. Bạn cần theo dõi và điều trị triệt để bệnh gút.
Bệnh gút chỉ xảy ra ở người lớn tuổi. Sai vì với tỉ lệ tiêu thụ rượu bia khủng như hiện nay ở Việt Nam thì bệnh gút xảy ra trên người trẻ tuổi ngày càng cao.
Bệnh gút không chỉ xảy ra trên người giàu vì có chế độ ăn giàu đạm. Tuy nhiên, người ta nhận thấy những người nghèo cũng có tỉ lệ bệnh gút cao như thường. Mọi người đều có thể bị bệnh gút.
Về phía bác sĩ
Các bác sĩ chưa nhận diện được gút là bệnh lý mạn tính và cần điều trị lâu dài. Thông thường các bác sĩ hay điều trị xong cơn gút cấp là xong, không để ý đến vấn đề phòng ngừa.
Các cục tophi đều cần phải mổ lấy đi. Điều này không đúng vì một số cục tophi chưa có biến chứng có thể teo nhỏ đi nếu việc điều trị giảm axít uric trong máu hiệu quả. Chỉ định mổ khi các cục tophi gây biến chứng loét da, hủy xương, quá to ảnh hưởng đến chức năng hay sinh hoạt hàng ngày.
Điều trị hạ axít uric máu chỉ cần đưa về ngưỡng bình thường dưới 7mg. những khuyến cáo mới cho thấy cần đưa nồng độ axít uric về dưới 6mg cho những người không có lắng tụ tinh thể axít uric trong khớp hay có cục tophi và 5mg nếu có cục tophi.
Về phía BHYT
Các toa thuốc điều trị dự phòng sẽ bị xuất toán nếu bác sĩ ghi cơn gút ổn định nhưng vẫn dùng thuốc hạ axít uric máu và thuốc dự phòng cơn gút xảy ra như nhóm NSAID, colchicine hay corticoide liều thấp.
Những bệnh nhân bị gút sẽ không được nhận toa thuốc lâu dài vì gút vẫn chưa được xếp vào nhóm bệnh mạn tính và có nguy cơ cao nếu không điều trị.
Lời khuyên của thầy thuốc
Gút là bệnh rối loạn chuyển hoá mạn tính và để lại những hậu quả nặng nề nếu điều trị không đúng cách. Chúng ta cần có sự hợp tác thật tốt của cả ba bên gồm: bệnh nhân, bác sĩ và bảo hiểm y tế để có thể quản lý bệnh nhân tốt hơn nhằm phòng tránh cho bệnh nhân nguy cơ hư khớp, bệnh thận và tim mạch có thể gây tử vong hoặc tàn phế.
Theo Sức khỏe & Đời sống