Huyễn hoặc bản thân 'xin việc không cần bằng cấp'_lịch thi đấu fa cúp

[World Cup] 时间:2025-01-25 04:57:24 来源:Betway 作者:Thể thao 点击:156次

Gần đây tôi thấy tranh luận về câu chuyện "thành công không cần bằng cấp",ễnhoặcbảnthânxinviệckhôngcầnbằngcấlịch thi đấu fa cúp hay việc "học giỏi, làm dở không bằng học dở, làm giỏi"... Thậm chí, nhiều người dùng lý lẽ đó để gạt bỏ tư tưởng, thành tựu của nền giáo dục chuyên nghiệp.

Thực sự, giáo dục chuyên nghiệp rất quan trọng. Nó không chỉ là sự kế thừa, phát triển, đảm bảo những kinh nghiệm, tri thức của tổ tiên loài người giao lại cho thế hệ tương lai. Các bạn có biết "thành quả kinh tế" của mỗi người chính là sự tổng hợp từ "tư liệu sản xuất (vốn, nguồn lực... cho sản xuất) và phương thức sản xuất (trình độ khai thác, vận hành, quản lý...). Ở đâu đó vẫn có nhiều vùng lạnh thổ, quốc gia rất giàu tài nguyên, nguồn lực, vốn... như ở châu Phi, hay một số nước trong khu vực chúng ta, nhưng lại để người dân sống rất khổ cực, nghèo khổ, không phát triển được. Vậy họ phạm phải điều gì vậy?

Thứ họ thiếu chính là "trình độ vận hành, quản lý" hiệu quả, hiện đại. Đây chính là mục tiêu của giáo dục nói chung và giáo dục chuyên nghiệp nói riêng. Ngày nay, đa số công việc của loài người hiện tại là hoạt động theo mô hình cộng sinh, kế thừa... Tất cả sản phẩm của chúng ta làm ra, cung cấp cho thị trường không phải là thành quả của riêng ta mà là nhờ tri thức, đóng góp của nhân loại, cộng đồng trong đó. Ví dụ, một nông dân chế tạo một chiếc máy gieo hạt đã kế thừa rất nhiều thành quả của nền khoa học cơ bản về cơ khí, tự động hóa, hóa chất như xăng dầu, vật lý (điện), sinh học (cây, con giống)...

Hay một bà bán bánh mỳ cũng phải thừa kế rất nhiều từ thành tựu khoa học khi bột làm bánh là thành quả của nền sản xuất khoa học giống cây, máy xay bột... và đặc biệt là thị trường được xây dựng trên cơ sở mật độ dân số đông đảo từ nền khoa học xây dựng (nhà lầu trên cao mới có thể quần tụ đông đảo), thành quả của giáo dục (nhờ đó khách hàng của bà mới có thu nhập cao để ăn bánh mỳ)...

Một ví dụ khác, một lập trình viên không học đại học nhưng anh ta cũng phải tự học bằng giáo trình hoặc sách vở được viết ra bởi những người có học, có bằng cấp hoặc các chuyên gia trong lĩnh vực đó. Ngôn ngữ lập trình anh ta học cũng phải được tạo ra bởi những cái đầu rất "có học", có giáo dục bài bản...

>> Bà bán xôi giỏi hơn cử nhân đại học?

Cuộc cạnh tranh về phương thức sản xuất rất khốc liệt khi mà nhiều bí mật công nghệ được liệt vào hàng bí mật cấp quốc gia, được bảo hộ với nhiều công thức bí truyền... Cũng có những thành tựu khoa học được chia sẻ sau thời gian khai thác bản quyền hết hạn, nhưng để làm chủ chúng không phải dễ với một loạt yêu cầu được đặt ra, thậm chí mất nhiều năm trời, nhiều thế hệ để tiếp thu, vận hành.

Tôi chưa thấy một công ty nào chuyên về lao động trí tuệ cao cấp lại tự đăng tuyển rằng "không cần ứng viên tốt nghiệp đại học, bằng cấp..." cả. Nhưng có nhiều công ty đã đăng tuyển với yêu cầu là "phải có bằng đại học". Rõ ràng, trong sự khan hiếm nguồn lực lao động ở một mức độ nào đó, nhiều công ty đã từ bỏ chính sách tuyển dụng bắt buộc là "phải có bằng đại học", nhưng điều đó không có nghĩa người lao động "không cần bằng cấp". Thực ra, các công ty đó chỉ đang mở rộng cơ hội, tập hợp tuyển dụng để ngoài việc có những ứng viên có bằng cấp thì vẫn có thể tuyển những ứng viên không bằng cấp nhưng lại có thể vận hành công việc hiệu quả.

Giống như trong Tiếng Anh, chúng ta có các quy tắc và bất quy tắc. Bất quy tắc chỉ là cách chúng ta thêm vào, bổ sung cho tính hoàn thiện của một số quy tắc, chứ người ta chưa bao giờ dùng "bất quy tắc" để phủ nhận hoàn toàn giá trị của "quy tắc". Giáo dục cũng vậy, vẫn còn đó những điểm chưa hoàn thiện, những góc khuất... nhưng khi chúng ta nêu ra là để bổ sung các giải pháp, tìm cách khắc phục và hoàn thiện, chứ không phải vì những "góc khuất" ấy mà gạt bỏ toàn bộ thành quả của nền giáo dục chuyên nghiệp (trong khi nhiều thế hệ đã chứng minh hiệu quả).

Việc vài người lấy ví dụ một số trường hợp thành công nhờ "tự học" để cổ xúy bỏ học, phủ nhận vai trò của nền giáo dục chuyên nghiệp là một suy nghĩ không có tính logics, tự huyễn hoặc bản thân mà thôi. Họ chỉ tự tôn thờ sự thành công của cái tôi mà phủ nhận thành công của những người khác. Do đó, tôi muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục bài bản, tuy rằng nó không hoàn thiện, còn nhiều khuyết điểm, góc tối.

Tự học là một phẩm chất tốt nhưng nó phải là kế thừa, bổ sung cho giáo dục chuyên nghiệp chứ chưa bao giờ là một giải pháp thay thế. Các bạn có thể thấy sự khác biệt rất lớn nếu quan sát sự chênh lệch giáo dục chuyên nghiệp giữa thành phố và nông thôn, cũng như thành quả mà chúng tạo ra khác biệt đến thế nào.

Vu Minh Tri

>> Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.

(责任编辑:Thể thao)

    相关内容
    精彩推荐
    热门点击
    友情链接