Điều này có vẻ trái ngược thực tế khi nhiều năm qua,áttriểncôngcụtrựctuyếnhỗtrợcácnhânviênhànhphábồ đào nha vs iceland Apple luôn nỗ lực chống lại các yêu cầu của chính quyền về việc xâm nhập thông tin người dùng trên cơ sở dữ liệu iCloud. Như trường hợp yêu cầu từ phía FBI muốn xem dữ liệu bên trong chiếc iPhone 5c thuộc sở hữu của Syed Farook, hung thủ trong vụ khủng bố tại San Bernardino 3 năm về trước. Apple cho biết họ chỉ có thể đáp ứng những yêu cầu tương tự từ phía chính quyền nếu phát triển một phiên bản iOS đặc biệt cho phép mở khoá bất kỳ chiếc iPhone nào.
Tuy nhiên, sẽ cực kỳ nguy hiểm nếu phiên bản trên bị rò rỉ hoặc sao chép bởi tin tặc. Vì thế Apple đã chống lại các yêu cầu trên và sau đó FBI đã phải nhờ đến một công ty thứ 3 để mở khoá thiết bị nói trên. Theo Apple, chỉ tính riêng trong năm ngoái, hãng đã xử lý hơn 14.000 yêu cầu từ các cơ quan hành pháp bao gồm 231 yêu cầu khẩn cấp. Các yêu cầu trên đều được gửi đến Apple bằng hình thức "truyền thống" là email và sẽ nhận được phản hồi trong vòng 20 phút sau khi hãng nhận được thông tin. Có vẻ điều này chiếm quá nhiều thời gian và nhân lực không cần thiết nên Apple đang tìm cách thay đổi điều đó. Reuters cho biết, trong một lá thư được cố vấn Apple gửi đến Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Sheldon Whitehouse và trong những tình huống này, công ty đang tìm cách thực hiện một số thay đổi. Táo khuyết cho biết, họ sẽ phát hành một khóa đào tạo trực tuyến và xây dựng đội ngũ giảng viên để giúp các phòng ban nhỏ hơn có thể phân biệt các loại dữ liệu khách hàng mà Apple có thể và không thể cung cấp cho chính quyền. Điều này cho thấy Apple vẫn sẽ cung cấp dữ liệu người dùng đã được lưu trữ trong iCloud, tuy nhiên, họ cần phải nhận được những yêu cầu pháp lý hợp lệ để chuyển giao thông tin đó. Hoài Thanh - Lê T. Như Quỳnh - Thu Trang (tổng hợp) |