Chính phủ đánh giá cao đóng góp của Hội Tin học Việt Nam
Hôm nay,áchộiviêndoanhnghiệpcầngiữvaitròtrungtâmtrongHộiTinhọcViệkêtqua bong đa anh hôm nay ngày 17/2/2017, tại Hà Nội Hội Tin học Việt Nam tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Tin học Việt Nam lần thứ VIII nhiệm kỳ 2017 - 2021, với chủ đề “Đoàn kết - Hợp tác - Phát triển”. Quy tụ hơn 200 đại biểu chính thức đại diện cho hơn 45.000 hội viên của Hội Tin học Việt Nam trên khắp mọi miền đất nước, phiên khai mạc Đại hội có sự tham dự của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Chủ tịch Ủy ban quốc gia về ứng dụng CNTT; nguyên Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông Đỗ Trung Tá, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng và nguyên Thứ trưởng Bộ TT&TT Trần Đức Lai.
Trong phát biểu khai mạc, ông Bùi Mạnh Hải, Chủ tịch Hội Tin học Việt Nam nhiệm kỳ VII (2011-2016) cho biết, trong nhiệm kỳ vừa qua, Hội Tin học Việt Nam đã không ngừng đổi mới về tổ chức và nội dung hoạt động.
Nhiều hội viên đã tích cực hoạt động và đã có nhiều cống hiến cho sự nghiệp phát triển CNTT&TT nước nhà, tích cực hoạt động trong các tổ chức giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh dịch vụ, cũng như tích cực hoạt động trong các lĩnh vực tư vấn, phản biện các chủ trương của Đảng Nhà nước, đặc biệt là đã đóng góp nhiều ý kiến giá trị cho việc xây dựng các chính sách, luật pháp, các cơ chế, giải pháp thúc đẩy ứng dụng hiệu quả CNTT trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội.
Cũng theo ông Hải, trong nhiệm kỳ 2011 - 2016, nhiều chính sách và Nghị quyết của Đảng và NN đã được ban hành và từng bước đi vào cuộc sống, đó là: Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị ngày 11/7/2014 về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế cùng với Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết; Nghị quyết 36a năm 2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử; Nghị quyết của Chính phủ về thí điểm tổ chức thuê dịch vụ CNTT, Luật An toàn thông tin… ; đóng góp của giới CNTT cho Điều 292 của Bộ luật Hình sự 2015. “Giới CNTT đã tham gia tích cực trong xây dựng cũng như tư vấn, phản biện các chủ trương chính sách nói trên với tinh thần trách cao đối với sự phát triển CNTT và của đất nước”, ông Hải nhận định.
Nhấn mạnh bối cảnh thế giới đã và đang bước vào kỷ nguyên số hóa; cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang đặt ra cho chúng ta nhiều nhiệm vụ quan trọng, đặc biệt là về CNTT; đất nước ta đang phát triển mạnh mẽ phong trào quốc gia khởi nghiệp, ông Hải cũng cho rằng những vấn đề này đang đặt ra cho những người làm CNTT Việt Nam nhiều nhiệm vụ quan trọng, cấp bách.
“Hội Tin học Việt Nam phải có trách nhiệm tham gia tư vấn, phản biện cho Đảng và Nhà nước về chiến lược cũng như chính sách, giải pháp để thực hiện để thực hiện hiệu quả các phong trào, nhiệm vụ nêu trên cũng như tích cực tham gia vào các hoạt động để nước ta có điều kiện phát triển, tiến kịp với các cường quốc năm châu”, ông Hải cho biết.
Phát biểu tại Đại hội, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, Chính phủ đánh giá, ghi nhận sự nỗ lực đóng góp của Hội Tin học Việt Nam, cộng đồng tin học nước nhà trong những năm vừa qua.
Theo Phó Thủ tướng, CNTT đóng vai trò rất quan trọng, không chỉ là một ngành kinh tế có đóng góp trực tiếp rất đáng kể mà quan trọng hơn CNTT đã góp phần tạo môi trường cho sự điều hành chung của đất nước và sự phát triển chung của nền kinh tế. “Trong 5 năm vừa qua, đất nước gặp rất nhiều khó khăn, chúng ta đều không hài lòng với mình song điều quan trọng là đất nước giữ được ổn định, kinh tế tiếp tục phát triển mặc dù chúng ta không hài lòng với tốc độ phát triển đó nhưng so với khu vực và thế giới, Việt Nam vẫn được đánh giá là một trong những nền kinh tế năng động, trong đó có sự đóng góp hết sức quan trọng của cộng đồng người làm CNTT, tin học cũng như của Ban chấp hành Hội Tin học Việt Nam”, Phó Thủ tướng nói.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, dù hơn 20 năm qua Việt Nam tăng trưởng nhanh thứ hai thế giới nhưng chúng ta không thể hài lòng với tốc độ phát triển như hiện nay bởi các quốc gia khác cũng phát triển rất nhanh. Với tốc độ tăng trưởng 7%/năm thì 20 năm tới quỹ đạo phát triển của Việt Nam sẽ không ra khỏi bẫy thu nhập trung bình; còn để bắt kịp các nước công nghiệp mới thì tốc độ tăng trưởng ít nhất phải từ 8 - 9%/năm, cùng với đó là phải phát triển bền vững, không ảnh hưởng tới tương lai, bảo đảm công bằng xã hội.
Theo Phó Thủ tướng, đất nước muốn phát triển nhanh hơn, trong nhiều việc thì có 2 việc rất quan trọng là phải làm sao hoạt động điều hành của bộ máy Nhà nước, ở tất cả các cấp, phải vận hành làm sao bớt đi những vướng mắc cho doanh nghiệp, người dân; và thứ hai là phải tăng cường tiềm lực khoa học, công nghệ, đổi mới hệ thống sáng tạo quốc gia.