TheừthầnđồngHarvardđếnngườikhiếncảnướcMỹkinhsợ cúp la ligaodore John Kaczynski sinh năm 1942 ở thành phố Chicago, bang Illinois (Mỹ) trong một gia đình thuộc tầng lớp lao động.
Năm 1952, gia đình ông chuyển đến ngoại ô làng Evergreen Park. Sau khi kiểm tra chỉ số IQ đạt 167, Kaczynski đã bỏ qua lớp 6 và được nhận vào lớp 7 tại trường THCS Evergreen Park Central.
Đây là một sự kiện quan trọng bởi theo Kaczynski, trước đây ông đã hòa nhập với các bạn cùng trang lứa và thậm chí còn là một người lãnh đạo, nhưng sau khi vượt lên trước họ, ông cảm thấy mình không hòa nhập được với những đứa trẻ lớn hơn và bị bắt nạt.
Những người hàng xóm ở Evergreen Park sau này mô tả Kaczynski rất thông minh, nhưng lại “thông minh một cách khác thường”. Đó là một “người thông minh nhưng cô độc”.
Trong thời gian học cấp 3, Kaczynski trở nên đặc biệt quan tâm về toán học, dành hàng giờ để nghiên cứu và giải các bài toán nâng cao. Ông kết thân với một nhóm những bạn cùng chí hướng, quan tâm đến khoa họcvà toán học. Nhóm này được biết đến với cái tên "những chàng trai đeo cặp" vì sở thích mang theo những chiếc cặp đựng sách mọi nơi.
Loren De Young, một người bạn cùng lớp thời trung học, nói với The Times: “Kaczynski chưa bao giờ thực sự được coi là một con người, một nhân cách riêng. Cậu ấy luôn được coi là một ‘bộ não biết đi”.
Theodore Kaczynski đã thể hiện năng lực học tập xuất chúng ở trường, luôn vượt trội so với các bạn cùng lứa. Kỹ năng toán học cao cấp đã giúp ông được xếp vào một lớp học khó hơn. Được đặc cách bỏ qua lớp 11 và tham gia khóa học hè đã giúp Kaczynski tốt nghiệp ở tuổi 15 và được Đại học Harvard nhận ở tuổi 16.
Trong năm đầu tiên ở trường đại học, Kaczynski sống ở số 8 phố Prescott, nơi được thiết kế để cung cấp một không gian sống nhỏ, ấm cúng và tiện nghi cho những sinh viên trẻ Harvard tài năng.
Bạn đại học mô tả Kaczynski là một người rất thông minh nhưng dè dặt về mặt xã hội. Ông lấy bằng Cử nhân Toán học tại Harvard năm 1962 với điểm trung bình GPA là 3,12/4. Ông tiếp tục theo học thạc sĩ rồi tiến sĩ Toán học tại Đại học Michigan với luận án mang tên “Hàm biên”. Công trình này cho thấy sự hiểu biết sâu sắc của Kaczynski về các khái niệm toán học và khẳng định ông là một học giả đầy triển vọng trong lĩnh vực này.
Quyết định thay đổi cuộc đời
Năm 1967, Kaczynski trở thành một trong những giáo sư trẻ nhất tại ĐH California khi mới chỉ 25 tuổi. Ông đảm nhận vai trò trợ lý giáo sư, giảng dạy hình học và giải tích.
Tuy nhiên, sau 2 năm, Kaczynski đã đưa ra một quyết định làm thay đổi cả cuộc đời ông. Kaczynski đột ngột từ chức tại đại học, khiến đồng nghiệp và sinh viên hoang mang. Sự ra đi bất ngờ này đánh dấu sự khởi đầu cho cuộc rút lui của Kaczynski khỏi guồng quay xã hội hay nền văn minh hiện đại, theo bình luận của The New York Times.
Ông sống trong một căn lều do chính mình xây dựng ở vùng nông thôn bang Montana, từ bỏ nước máy, đọc sách dưới ánh sáng của những ngọn nến tự chế, ngừng khai thuế liên bang và sống nhờ vào những con thỏ.
Chính tại nơi đây, ông đã có những biến đổi trong nhận thức và sử dụng những kiến thức, nghiên cứu tại trường học để chế tạo ra bom. Kaczynski cũng tỏ rõ sự phản đối kịch liệt với những định hướng của xã hội hiện đại, đặc biệt là sự phụ thuộc quá mức vào công nghệ và công nghiệp hóa. Ông kêu gọi quay trở lại lối sống đơn giản hơn, nguyên thủy hơn, thoát khỏi những ràng buộc và ảnh hưởng mang tính hủy diệt của những tiến bộ công nghệ.
Kaczynski bắt đầu những hành vi khủng bố toàn quốc nhằm vào những cá nhân có liên quan đến công nghệ hiện đại. Trong suốt 17 năm, Kaczynski đã gửi hoặc gài bom tự chế, khiến 3 người chết và 23 người bị thương.
Kaczynski đã bị cảnh sát liên bang khép vào danh sách 100 tội phạm nguy hiểm nhất thế giới và bị truy nã gắt gao. Năm 1995, ông bị bắt và kết tội tù chung thân, sau khi tránh được án tử hình song không bao giờ được ân xá.
Năm 2023, Kaczynski qua đời tại một trung tâm y tế nhà tù liên bang ở thị trấn Butner, bang North Carolina, thọ 81 tuổi.
Hành trình của Theodore John Kaczynski từ một nhà toán học thành đạt đến một kẻ hủy diệt là câu chuyện đầy ám ảnh về trí tuệ xuất sắc bị chệch hướng bởi sự chối bỏ triệt để của xã hội hiện đại.
Cái tên Theodore John Kaczynski hay biệt danh Unabomber (kẻ đánh bom thư) mà Cục điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đặt cho ông vẫn gây ám ảnh một bộ phận người dân Mỹ, gợi lên sự suy ngẫm về việc cân bằng mong manh giữa làm chủ trí tuệ và trách nhiệm đạo đức.