MC - siêu mẫu Phương Mai kết hôn với ông xã người Ba Lan. Trái ngọt của cặp đôi là cậu con trai đáng yêu. Từ khi làm vợ,ươngMaiBốmẹtôisốckhiconrểTâyrửabátcòntôinằxem độ bóng đá làm mẹ, Phương Mai có nhiều chia sẻ thu hút cộng đồng mạng về chuyện nuôi con, chăm con, chuyện làm "dâu Tây"...
Cô có cuộc trò chuyện với Dân trí bày tỏ quan điểm riêng xung quanh câu chuyện nữ quyền đang hot trên mạng xã hội.
Công, dung, ngôn, hạnh nên là giá trị của cả phụ nữ lẫn đàn ông soi vào
Công, dung, ngôn, hạnh nên là giá trị của cả phụ nữ lẫn đàn ông soi vào để nhìn nhận mình. Cả hai nên cùng cố gắng sống tốt hơn, tử tế hơn mỗi ngày để xây đắp cho gia đình.
Cả hai đều nên biết kiếm tiền, biết giữ gìn sức khỏe, biết làm việc nhà. Còn việc phân chia ai làm gì là chủ yếu thì tùy theo cách thỏa thuận của từng gia đình.
Không cứ đàn ông phải kiếm tiền giỏi hơn nữ giới và không cứ phụ nữ phải nấu cơm giỏi hơn đàn ông.
Đặt giả sử trường hợp, một người đàn ông không giỏi bằng vợ, bắt anh ta đi kiếm nhiều tiền làm sao được? Xong anh chồng về bảo "tại sao vợ giỏi thế, đồ không ra gì"à?
Ai giỏi việc gì làm việc nấy, cuối cùng mục đích vẫn là để có một gia đình cùng nhau tiến lên. Tôi cho rằng, đây là bình đẳng giới trong mắt người hiện đại đó.
Cho nên ví dụ tôi luộc rau thì chồng rửa bát. Vì anh ấy luộc rau dở và tôi thì hay làm vỡ bát. Đó là lựa chọn của mỗi người, chẳng ai giúp ai.
Nhiều người thấy ông xã tôi suốt ngày chơi với con thì thấy lạ và "sốc".
Chẳng đâu xa, bố mẹ tôi nhìn cảnh anh ấy cặm cụi lau nhà, rửa bát, gọt xoài còn tôi nằm sải lải xem tivi cũng "sốc".
Đương nhiên mỗi văn hóa một lối sống, không thể đánh giá và áp đặt điều này. Đối với đàn ông phương Tây, việc chăm sóc cho phụ nữ của mình và con của mình là biểu hiện của sự ga-lăng.
Đàn ông văn minh nên bảo bọc phụ nữ nhiều hơn thay vì muốn phụ nữ vừa giỏi, vừa đẹp, vừa chăm để anh ấy được... lười. Sức dài vai rộng hơn phải làm nhiều hơn liễu yếu đào tơ chứ (Cười).
Nói vui vậy thôi, con là kết tinh của cả bố lẫn mẹ nên chuyện chơi và chăm con là quá bình thường.
Thời chiến tranh, đàn ông buộc phải xa nhà thì phụ nữ là người thầy duy nhất. Giờ thời bình rồi, có người văn phòng làm việc chỉ cách một lúc lái xe, nên các anh mà đùn đẩy hết trách nhiệm làm việc nhà, chăm con cho vợ thì thiệt thòi thôi. Chẳng có đứa con nào thương được cha mẹ "bỏ rơi" mình.
"Xung đột quan điểm thế hệ là điều luôn và nên xảy ra, thể hiện sự tiến hóa của con người"
Tôi vừa đọc quan điểm một chuyên gia cho rằng: "Phụ nữ tự trao cho mình quyền tự do, không trói buộc hôn nhân, không sinh con, không vướng bận con cái là cắt hẳn sợi dây với truyền thống, thiên chức, là điều hết sức nguy hiểm"...
Tôi nghĩ, thật ra phụ nữ chọn không kết hôn vì chưa gặp đàn ông tiêu chuẩn của họ thôi, gặp người đúng chuẩn rồi cưới ngay ấy mà.
"Phụ nữ tự trao cho mình quyền tự do"là thế nào? Phụ nữ vừa sinh ra đã tự do như mọi con người bình thường rồi, trong đó có quyền tự do học tập, tự lao động, tự do mưu cầu hạnh phúc và tự do chọn bạn đời.
Vậy mình phải lật lại vấn đề, tại sao có những phụ nữ hiện đại ở Việt Nam không muốn cưới chồng? Có lẽ do người đàn ông họ gặp chưa đạt tiêu chí rồi. Điều đó cũng không thể hiện sự ghét bỏ gì cả, đơn giản là không khớp nhau thì sao đi cùng nhau được?
Việc phụ nữ từ chối sinh con, thật ra nếu dân số có xu hướng đang già hóa thì không nên vì thiếu đi nguồn lao động trẻ thì khá nguy hiểm cho sự phát triển của xã hội.
Tuy nhiên đây không phải là trách nhiệm của một mình phụ nữ. Người phụ nữ cũng chỉ tạo ra một nửa cái xã hội thôi. Để phụ nữ sinh con thì đàn ông phải "khớp lệnh".
Quay lại vấn đề là đàn ông đạt tiêu chí để người phụ nữ chịu chọn làm bạn đời và sinh con.
Phụ nữ đang phát triển rồi, đàn ông không phát triển theo thì không thể trách sao mình bị bỏ rơi được.
Mỗi thế hệ sinh ra, lớn lên trong một hoàn cảnh khác, xã hội khác, từ đó có hệ tư tưởng khác. Thế hệ của Phương Mai cũng vậy. Cho nên không thể lấy quan điểm của thế hệ xưa làm thước đo cho chuẩn mực hiện đại.
Có một câu chuyện cười được kể như thế này. Trong cuộc họp các bô lão, một người đọc nghiên cứu "giới trẻ ngày nay cư xử ngày càng lỗ mãng hơn".
Các bô lão khác nhiệt liệt tán thành.
Người kia đọc tiếp: "Trích nghiên cứu 100 năm trước".
Câu chuyện này cho thấy, xung đột quan điểm thế hệ là điều luôn và nên xảy ra, thể hiện sự tiến hóa của con người, cho nên chúng ta không việc gì phải phiền muộn vì những suy nghĩ khác biệt, trái chiều nhau.
Theo dantri.com.vn
"Trước mỗi câu chuyện buồn, thường ta kỳ vọng sự đồng cảm, thương xót nhưng cái chúng ta thực tế thấy là sự dè bỉu, cay nghiệt, đơm đặt, ... kẻ yếu thế từ một bộ phận các bạn trẻ', MC Phương Mai viết.