Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương khóa XI_diễn biến chính fulham gặp crystal palace

作者:Thể thao 来源:Ngoại Hạng Anh 浏览: 【】 发布时间:2025-01-25 15:56:51 评论数:

Trân trọng giới thiệu toàn vănNghị quyết này:

I- TÌNH HÌNH VÀ NGUYÊN NHÂN

1- Trong quá trình lãnh đạo cáchmạng,ịquyếtHộinghịlầnthứBCHTrungươngkhódiễn biến chính fulham gặp crystal palace Đảng ta luôn xác định công tác dân vận là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lượcđối với sự nghiệp cách mạng của đất nước; là điều kiện quan trọng bảo đảm sựlãnh đạo của Đảng, củng cố và tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhànước với nhân dân. Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư các khóađã ban hành nhiều chủ trương về công tác dân vận. Trên cơ sở đó, công tác dânvận đã đạt được những kết quả quan trọng.

Nội dung, phương thức lãnh đạocủa Đảng, quản lý của Nhà nước đối với công tác vận động nhân dân được đổi mới;đã có nhiều chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội,xóa đói, giảm nghèo; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần; phát huy quyền làmchủ của nhân dân. Hệ thống tổ chức Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị -xã hội được kiện toàn, củng cố, đổi mới phương thức hoạt động; giữ vai trò nòngcốt trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện Quy chế dân chủ ởcơ sở.

Đã có nhiều hình thức hoạt độngvận động nhân dân, tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước trongsạch, vững mạnh, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, thúc đẩy các hoạtđộng đối ngoại nhân dân và công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài. Quyềnvà lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên được chăm lo, bảo vệ;công tác tập hợp, phát triển đoàn viên, hội viên được chú trọng; công tác giáodục thế hệ trẻ được quan tâm.

Công tác dân vận thời gian qua đãgóp phần tạo sự đồng thuận trong xã hội, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàndân tộc, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, bảo đảm quốc phòng, an ninh, ổnđịnh chính trị, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

2- Tuy nhiên, công tác dân vậncòn nhiều hạn chế, yếu kém. Việc xây dựng và triển khai thực hiện các nghịquyết, chỉ thị của Đảng về công tác dân vận còn chưa kịp thời, kém hiệu quả;chưa đánh giá và dự báo chính xác những diễn biến, thay đổi cơ cấu xã hội,thành phần dân cư, tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân...để có chủtrương, chính sách phù hợp. Việc thể chế hoá chủ trương, quan điểm của Đảng vềcông tác dân vận chưa kịp thời, nhất là cơ chế "Đảng lãnh đạo, Nhà nướcquản lý, nhân dân làm chủ". Công tác kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thựchiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về công tác dân vận chưa được quan tâmđúng mức. Một số chính sách chưa đáp ứng nguyện vọng, lợi ích của nhân dân,nhiều bức xúc chưa được giải quyết; quyền làm chủ của nhân dân ở nhiều nơi bịvi phạm, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.

3- Tình hình trên đây có nguyênnhân khách quan, nhưng chủ yếu do những nguyên nhân chủ quan. Một số cấp ủyđảng chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò của công tác dân vận; chưa thấyhết trách nhiệm và chưa quan tâm đúng mức lãnh đạo, chỉ đạo công tác này. Mộtbộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có cán bộ lãnh đạo, quản lý cònthiếu gương mẫu, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Phươngthức lãnh đạo của Đảng về công tác dân vận chậm được đổi mới, chưa theo kịp sựphát triển nhanh chóng của thực tiễn.

Tổ chức đảng, chính quyền, mặttrận, đoàn thể chính trị - xã hội ở một số cơ sở yếu kém, giảm sút vai trò lãnhđạo, phối hợp thiếu chặt chẽ, không sát dân, không làm tốt công tác tuyêntruyền vận động nhân dân. Chưa xác định rõ trọng tâm, trọng điểm và bố trí đủnguồn lực cho việc triển khai, thực hiện chủ trương, chính sách công tác dânvận. Phương pháp vận động, tập hợp quần chúng chưa phù hợp với từng đối tượng,đặc biệt là đối với đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, thanh niên, người theo đạo.Việc chăm lo, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận, đoàn thểchưa thực sự đáp ứng yêu cầu.

Trong điều kiện Đảng cầm quyền,xây dựng Nhà nước pháp quyền, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa, hội nhập quốc tế, có rất nhiều vấn đề mới đặt ra tác động đến tưtưởng, tình cảm, đời sống của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Sự phân hóa giàunghèo, phân tầng xã hội, cùng với tệ quan liêu, tham nhũng, xa dân, xâm phạmquyền làm chủ của nhân dân, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng, làthách thức đối với mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng. Thực tiễn đòi hỏi Đảngcần tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo đối với công tác dân vận, củng cố vữngchắc niềm tin của nhân dân đối với Đảng, tăng cường mối liên hệ giữa Đảng vớidân cũng như khối đại đoàn kết toàn dân; phát huy sức mạnh to lớn của toàn dânphục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

II- MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM

1- Mục tiêu

Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạocủa Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới nhằm củng cố vững chắclòng tin của nhân dân đối với Đảng; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộcvà mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân; tập hợp, vận động nhân dân thựchiện tốt các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; pháthuy sức mạnh to lớn của nhân dân, tạo phong trào cách mạng rộng lớn xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước.

2- Quan điểm

Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạocủa Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới, cần quán triệt các quanđiểm sau:

- Cách mạng là sự nghiệp của nhândân, do nhân dân, vì nhân dân; nhân dân là chủ, nhân dân làm chủ.

- Động lực thúc đẩy phong tràonhân dân là phát huy quyền làm chủ, đáp ứng lợi ích thiết thực của nhân dân;kết hợp hài hòa các lợi ích; quyền lợi phải đi đôi với nghĩa vụ công dân; chútrọng lợi ích trực tiếp của người dân; huy động sức dân phải đi đôi với bồidưỡng sức dân; những gì có lợi cho dân thì hết sức làm, những gì có hại cho dânthì hết sức tránh.

- Phương thức lãnh đạo công tácdân vận của Đảng phải gắn liền với công tác xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch,vững mạnh. Mọi quan điểm, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước phải phùhợp với lợi ích của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Mỗi cán bộ, đảng viên,công chức, viên chức phải gương mẫu để nhân dân tin tưởng, noi theo.

- Công tác dân vận là trách nhiệmcủa cả hệ thống chính trị, của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoànviên, hội viên các đoàn thể nhân dân, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang.Trong đó, Đảng lãnh đạo, chính quyền tổ chức thực hiện, Mặt trận, đoàn thể làmtham mưu và nòng cốt.

- Nhà nước tiếp tục thể chế hóacơ chế "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ" thành quychế, quy định để các tổ chức trong hệ thống chính trị; cán bộ, đảng viên, côngchức, viên chức và cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang thực hiện công tác dânvận; các hình thức tập hợp nhân dân phải phong phú, đa dạng, khoa học, hiệuquả.

III- NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1- Tăng cường xây dựng Đảng vềchính trị, tư tưởng và tổ chức, cán bộ; tập trung giải quyết kịp thời, có hiệuquả những bức xúc chính đáng của nhân dân; làm cho nhân dân tin tưởng vào sựlãnh đạo của Đảng, tăng cường mối quan hệ máu thịt của nhân dân với Đảng và Nhànước

Kiên quyết, kiên trì thực hiệntốt Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về xây dựng Đảng, làm cho Đảng ta thực sựtrong sạch, vững mạnh. Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ, tựphê bình và phê bình trong sinh hoạt đảng; ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng suythoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Sớm ban hành và thực hiện tốtquy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chínhtrị - xã hội, quy định để Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội vànhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh.

Không ngừng nâng cao chất lượngcác tổ chức cơ sở đảng, hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước từ Trung ươngđến cơ sở. Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải hiểu dân, gương mẫu,tận tuỵ với công việc, nói đi đôi với làm để nhân dân tin tưởng, noi theo. Quantâm quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, gắn với nâng cao chất lượng đội ngũcán bộ, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quyđịnh của Hiến pháp về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân trên cơsở tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, tạo điều kiện để nhân dân phát huy đầyđủ quyền và thực hiện tốt nghĩa vụ của mình.

Các cấp, các ngành, địa phương,đơn vị tập trung giải quyết những bức xúc, nguyện vọng chính đáng của nhân dân,nhất là những vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống, việc làm, đền bù thu hồiđất đai, tai nạn giao thông, tệ nạn xã hội. Trong xây dựng thể chế, chính sách,cần quán triệt và thực hiện nghiêm nguyên tắc: mọi chủ trương của Đảng, chínhsách, pháp luật của Nhà nước phải thuận với lòng dân, xuất phát từ lợi ích vànguyện vọng chính đáng của nhân dân. Chú trọng cải thiện đời sống vật chất vàtinh thần của nhân dân, nhất là điều kiện sống, lao động, học tập, sáng tạo,nghỉ ngơi, chăm sóc sức khỏe.

Quan tâm điều chỉnh hài hòa lợiích giữa các giai tầng xã hội, các vùng miền, các lĩnh vực; gắn nghĩa vụ vớiquyền lợi, cống hiến với hưởng thụ, lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể và cộngđồng, xã hội.

Xử lý nghiêm minh những vụ việctiêu cực, tham nhũng; giải quyết dứt điểm những vụ việc khiếu kiện đông ngườiphức tạp, kéo dài.

2- Nâng cao nhận thức của đội ngũcán bộ Đảng, Nhà nước, Mặt trận, đoàn thể chính trị - xã hội và các tầng lớpnhân dân về vai trò, vị trí công tác dân vận trong tình hình mới

Đổi mới và nâng cao chất lượngtuyên truyền, giáo dục, làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nắm vững, nhấttrí với mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ công tác dân vận; quán triệt sâu sắc tưtưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Lực lượng của dân rất to. Việc dân vậnrất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũngthành công". Công tác dân vận trong tình hình mới phải phát huy sức mạnh đạiđoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng, củng cố mối quan hệ mật thiếtgiữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, tạo động lực để nhân dân đóng góp tích cựcvào phát triển kinh tế - xã hội.

Làm tốt công tác dân tộc, tôngiáo, công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài. Củng cố, tăngcường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất vàtoàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Không ngừng nâng cao vị thế, vai trò của ViệtNam trong khu vực và trên thế giới; góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu"dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh", vững bước đi lênchủ nghĩa xã hội.

Tăng cường lãnh đạo công tácthông tin, tuyên truyền, phát huy sức mạnh tổng hợp của các cơ quan thông tinđại chúng; mở rộng các kênh thông tin truyền thông, đối thoại trực tiếp vớinhân dân, góp phần giải tỏa bức xúc, hoài nghi trong xã hội. Chú trọng việcđịnh hướng và quản lý các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là các mạng xãhội; phát huy sức mạnh của dư luận xã hội lành mạnh hỗ trợ cho các biện pháp quảnlý của Nhà nước và các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, vận động của Mặt trậnvà các đoàn thể nhân dân. Chủ động đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc, kíchđộng của các thế lực thù địch chống phá khối đại đoàn kết dân tộc, chia rẽ giữaĐảng, Nhà nước với nhân dân.

Đẩy mạnh tuyên truyền, cổ vũ vànhân rộng các nhân tố mới, các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốttrên mọi lĩnh vực; phát huy tinh thần yêu nước, thực hành dân chủ, tạo ra phongtrào hành động cách mạng của toàn dân thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới vàphát triển đất nước. Thường xuyên tổ chức học tập, quán triệt sâu sắc các quanđiểm, giải pháp về công tác dân vận của Đảng để mỗi cán bộ, đảng viên, côngchức, viên chức là cán bộ dân vận của Đảng. Phát hiện, bồi dưỡng kỹ năng vậnđộng nhân dân cho những người có uy tín trong cộng đồng dân cư, tạo điều kiệnđể họ tham gia tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, phápluật của Nhà nước, tạo sự lan tỏa, sức sống của công tác dân vận trong tìnhhình mới.

3- Tăng cường và đổi mới công tácdân vận của các cơ quan nhà nước

Thể chế hóa các quan điểm, chủtrương mới của Đảng về dân vận thành các văn bản pháp luật để các cấp chínhquyền, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân thựchiện. Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các chính sách cụ thể đối vớigiai cấp công nhân, giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức, doanh nhân, thế hệtrẻ, phụ nữ, cựu chiến binh, người cao tuổi. Ban hành các cơ chế, chính sách hỗtrợ, giúp đỡ đồng bào định cư ở nước ngoài ổn định cuộc sống, giữ gìn và pháthuy bản sắc văn hoá dân tộc, hướng về Tổ quốc, đóng góp xây dựng đất nước; gópphần tăng cường hợp tác, hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước.

Cán bộ, công chức, viên chức phảicó trách nhiệm vận động nhân dân. Xây dựng và thực hiện phong cách: "trọngdân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân", "nghe dânnói, nói dân hiểu, làm dân tin"; thường xuyên đi công tác cơ sở. Các cơquan nhà nước, nhất là những ngành, cơ quan, đơn vị có quan hệ trực tiếp vớinhân dân cần công khai các quy định cụ thể về trách nhiệm, thái độ phục vụ nhândân của cán bộ, công chức, viên chức để nhân dân biết và giám sát, kiểm traviệc thực hiện.

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hànhchính, đổi mới lề lối làm việc, chấn chỉnh thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũcán bộ, công chức, viên chức. Tăng cường đối thoại, tiếp xúc trực tiếp với nhândân và giải quyết kịp thời đơn, thư khiếu tố của dân. Làm tốt công tác thanhtra nhân dân, công tác hòa giải ở cơ sở; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; chủđộng nắm tình hình và giải quyết những công việc liên quan đến đời sống củanhân dân.

Chú trọng bảo đảm an sinh xã hội,giải quyết tốt các chính sách đối với người nghèo, người khuyết tật và cácchính sách phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội ở các vùng đồng bào dân tộc ítngười, để các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôntrọng và giúp nhau cùng phát triển.

4- Đẩy mạnh phong trào thi đuayêu nước, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhậpquốc tế, giữ vững độc lập chủ quyền, an ninh chính trị

Trong tình hình mới, công tác dânvận phải tập hợp được quần chúng nhân dân thành lực lượng xã hội rộng rãi thamgia các phong trào thi đua yêu nước theo tinh thần "Thi đua là yêu nước,yêu nước phải thi đua". Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân phải kết thànhmột khối vững chắc, làm nên sức sống các phong trào thi đua.

Các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặttrận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân bám sát nhiệm vụ chính trị, nắm bắt lợiích chính đáng của các tầng lớp nhân dân để xác định nội dung và lựa chọn cáchthức phát động thi đua sát với thực tế của địa phương, đơn vị với nhiều hìnhthức đa dạng, phong phú, phù hợp với từng đối tượng. Đẩy mạnh phong trào thiđua "Dân vận khéo" gắn với việc "Học tập và làm theo tấm gươngđạo đức Hồ Chí Minh" và các phong trào do Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thểchính trị - xã hội phát động.

Các phong trào thi đua cần thiếtthực, tiết kiệm, tránh hình thức, sáo rỗng; lấy hiệu quả về chính trị, kinh tế- xã hội làm thước đo đánh giá từng phong trào thi đua. Thường xuyên theo dõi,đôn đốc, kiểm tra, sơ kết, tổng kết, khen thưởng kịp thời. Vận động và tạo điềukiện để các tầng lớp nhân dân phát huy cao độ tiềm năng, sức sáng tạo, tích cựclao động, học tập, sản xuất, kinh doanh, làm giàu cho mình, cho cộng đồng vàđất nước; tham gia đấu tranh, phòng, chống tội phạm, tiêu cực, tệ nạn xã hội.

5- Đổi mới nội dung, phương thứchoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, các hội quầnchúng để tập hợp nhân dân, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới

Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể nhândân tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, thực hiện tốt vai trò làngười đại diện, bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của đoàn viên, hội viên;đa dạng hoá các hình thức tập hợp nhân dân, hướng về cơ sở, tập trung cho cơ sở,phù hợp với trình độ dân trí và đặc điểm, tình hình cụ thể của từng giai tầngxã hội, trong từng giai đoạn cách mạng.

Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thểchính trị - xã hội làm tham mưu và nòng cốt trong việc nắm bắt dư luận xã hội,phát huy dân chủ, năng lực trí tuệ, ý thức trách nhiệm của công dân trong thựchiện giám sát xây dựng chính quyền, xây dựng Đảng.

Đổi mới phương thức lãnh đạo củaĐảng, quản lý của Nhà nước đối với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị -xã hội, tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hộităng thêm tính tự chủ, chủ động hơn trong hoạt động, để gần dân, sát dân hơn.

Phát triển các tổ chức quần chúngtheo nguyên tắc tự nguyện, tự quản và tự trang trải, tạo môi trường và điềukiện để nhân dân phát huy sức lực, trí tuệ sáng tạo theo nguyện vọng trên cơ sởpháp luật. Nâng cao chất lượng hoạt động các tổ chức đoàn thể, đoàn viên, hộiviên; phát hiện, lựa chọn những đoàn viên, hội viên ưu tú, đủ tiêu chuẩn đểgiới thiệu kết nạp vào Đảng, giới thiệu quy hoạch, đào tạo cán bộ.

Phát huy vai trò xung kích, sángtạo của tuổi trẻ; tạo môi trường, cơ chế, chính sách thuận lợi cho tuổi trẻ rènđức, luyện tài, lao động, học tập, phấn đấu, cống hiến cho đất nước. Coi trọnggiáo dục chính trị tư tưởng, bồi dưỡng cho thanh, thiếu niên trở thành nhữngngười kế tục xứng đáng sự nghiệp cách mạng của Đảng.

Xây dựng cơ chế phối hợp giữa Mặttrận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội với các hội quần chúng, với chínhquyền, lực lượng vũ trang trong công tác dân vận. Phát huy vai trò của người cóuy tín trong cộng đồng. Phát huy vai trò công tác đối ngoại nhân dân và vậnđộng người Việt Nam ở nước ngoài giữ gìn bản sắc dân tộc, hình ảnh con người,đất nước Việt Nam và hướng về xây dựng quê hương, đất nước; tranh thủ sự đồngtình và ủng hộ của bạn bè và các tổ chức quốc tế.

6- Quan tâm xây dựng, củng cố tổchức, bộ máy, đội ngũ cán bộ Ban Dân vận, Mặt trận, đoàn thể nhân dân các cấpvững mạnh

 

Củng cố ban dân vận các cấp; chămlo xây dựng đội ngũ cán bộ dân vận của Đảng, đặc biệt là đội ngũ cán bộ thammưu chiến lược; có cơ chế, chính sách thu hút người có năng lực, có uy tín, cókinh nghiệm làm công tác dân vận; chú trọng luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng bốtrí, sử dụng đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận, nhất là cán bộ trẻ tuổi, cónăng lực; khắc phục tình trạng đưa cán bộ phẩm chất, năng lực yếu kém và khôngcó uy tín về làm công tác dân vận.

Kiện toàn tổ chức, bộ máy và cánbộ của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, đáp ứng yêu cầu vềtrình độ lý luận, năng lực thực tiễn và kỹ năng công tác vận động nhân dân.

Các cơ quan tham mưu của Đảngphải nâng cao nhận thức và trách nhiệm trong công tác tham mưu, tư vấn cho BanChấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các cấp uỷ đảng về công tácdân vận; có chế độ báo cáo, thông tin kịp thời, đầy đủ về tình hình nhân dân vànhững hạn chế trong hoạt động lãnh đạo của Đảng về công tác dân vận.

7- Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo,kiểm tra và giám sát việc thực hiện công tác dân vận

Các tổ chức đảng từ Trung ươngđến cơ sở phải đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện để nghịquyết, chỉ thị của Đảng về công tác dân vận sớm đi vào cuộc sống, có hiệu quảthiết thực. Phải xác định công tác vận động và chăm lo lợi ích của nhân dân làmột trong những nội dung chủ yếu trong hoạt động của mình; có kế hoạch thườngxuyên tìm hiểu tình hình đời sống, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân để có chủtrương, biện pháp xử lý đúng đắn, kịp thời. Các cấp ủy đảng lãnh đạo chínhquyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể nhân dân phối hợp chặt chẽ trong giải quyếtcác công việc liên quan đến nhân dân và vận động nhân dân thực hiện tốt quyềnvà nghĩa vụ công dân.

Các cơ quan đảng ở Trung ươngthường xuyên phối hợp, kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình triển khai thựchiện; đồng thời theo dõi, kiểm tra việc thể chế hóa các quan điểm, chủ trươngcủa Đảng về công tác dân vận. Quan tâm nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn,giải đáp kịp thời những vấn đề thực tiễn đặt ra, nhất là về xây dựng và củng cốniềm tin của nhân dân đối với Đảng, mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân, từ đótham mưu với cấp có thẩm quyền ban hành các chủ trương, chính sách phù hợp.

IV- TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1- Các tỉnh ủy, thành ủy, các banđảng, đảng đoàn, ban cán sự đảng, đảng ủy trực thuộc Trung ương xây dựng chươngtrình hành động quán triệt và tổ chức thực hiện Nghị quyết.

2- Đảng đoàn Quốc hội lãnh đạoviệc sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các luật có liên quan, tạo cơ sở pháp lýcho việc thực hiện Nghị quyết và giám sát việc thực hiện.

3- Ban cán sự đảng Chính phủ lãnhđạo việc sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật; tổ chứctốt việc thi hành pháp luật; thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá tìnhhình thực hiện của các cấp chính quyền; kịp thời điều chỉnh các chương trình,giải pháp về tăng cường công tác dân vận phù hợp với thực tế.

4- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vàcác đoàn thể chính trị - xã hội xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghịquyết; tổ chức học tập, tuyên truyền phổ biến Nghị quyết cho đoàn viên, hộiviên và các tầng lớp nhân dân.

5- Ban Dân vận Trung ương chủ trìphối hợp với các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trungương thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, sơ kết, tổng kết và định kỳ báocáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư kết quả thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này được quán triệt,phổ biến đến các chi bộ.

Ban chấp hành Trung ương