Cùng nhau tụ họp để nấu nướng,ếtởxứngườimớithấyquýchiếcládongmiếngkẹoquêkq cúp liên đoàn anh trò chuyện mỗi khi Tết về. Ảnh: NVCC |
23 tuổi và đã sang Nhật làm việc được gần 2 năm, Vũ Thị Linh cho biết, công việc của cô thuộc bộ phận sản xuất linh kiện điện tử.
‘Vì người Nhật không làm đêm nên người Việt sang diện thực tập sinh phải làm đêm. Ca làm việc bắt đầu từ 16 giờ đến 1 giờ sáng hoặc từ 0 giờ đến 9 giờ sáng hôm sau’.
Linh nói, làm đêm lương cao hơn nhưng không tốt cho sức khỏe. Tuy vậy ai cũng cố gắng chịu đựng vì mục đích kiếm tiền.
Cô kể, ở đây, nếu may mắn thì được làm việc cho những công ty quý người Việt. ‘Họ thường xuyên hỏi thăm về cuộc sống hằng ngày của công nhân, tổ chức các hoạt động giúp thực tập sinh hòa nhập được với người Nhật, hay cuối năm có tiệc tất niên, thậm chí một số công ty còn có thưởng Tết…’.
‘Công ty mình không được như thế. Ngày mới sang, họ có quan tâm một chút nhưng càng ngày số lượng thực tập sinh càng tăng nên việc đó không còn nữa’- Linh chia sẻ.
Khi cô sang Nhật được 3 tháng thì đến Tết dương lịch. Năm đó, cô và các bạn được nghỉ Tết 6 ngày. Vì người Nhật không nghỉ Tết âm lịch nên cả nhóm coi như Tết dương lịch là dịp nghỉ Tết âm luôn.
Cùng nhau quây quần bên mâm cơm tất niên. Ảnh: NVCC |
‘Em nhớ bố mẹ, người thân, bạn bè, nhớ mùi vị của những món ăn ở nhà, và thèm cái không khí Tết ở Việt Nam’.
Mới sang, chưa quen đi lại nên cả nhóm Linh ở nhà nấu ăn, gọi về cho gia đình chúc Tết mọi người. ‘Trong lúc nói chuyện, mắt ai cũng rưng rưng vì nhớ nhà, nhưng sau đó lại tự trấn an bản thân vì ngày hôm sau còn phải đi làm nữa’.
Năm nay, khi Linh đi lễ chùa vào ngày mồng 1 Tết dương lịch, gặp nhiều người không quen biết nhưng cô đều nhận được lời chúc mừng năm mới. ‘Em khá bất ngờ và xúc động. Em cũng đáp lại họ bằng câu chúc đó, rồi họ mỉm cười. Chỉ vậy thôi mà em cảm nhận được sự ấm áp của tình người. Từ đó, thấy bớt cô đơn khi đón Tết ở nơi xứ người’.
Linh cũng háo hức kể, 'Tết âm lịch năm nay chắc sẽ vui hơn một chút. Bởi sau hơn 1 năm ở Nhật, chúng em đã quen và hiểu thêm về văn hóa Nhật. Nghỉ Tết, mấy chị em rủ nhau đi chơi trong ngày rồi về nhà cùng nhau nấu vài món ăn Việt. Mấy chị em còn định mua lá dong về gói bánh chưng, làm tất niên đúng như ở nhà'.
Mâm cơm tất niên của Linh và bạn bè ở Nhật. Ảnh: NVCC |
Không được đông vui như cộng đồng người Việt ở Nhật Bản, Lê Trang (du học sinh ở Thụy Điển) cho biết, Tết Nguyên đán của Việt Nam là ngày đi học, đi làm bình thường ở Thụy Điển nên cô không tổ chức gì. Cộng đồng người Việt ở đây thưa thớt, nên ngày Tết với Trang vẫn như ngày thường.
‘2 năm gần đây, ngày Tết đều rơi vào những ngày em đi hội thảo nên em không làm gì đặc biệt. Cuối tuần, nếu có thì em đi ăn với các bạn châu Á khác’.
Hồng – một du học sinh ở Pháp kể về lần đầu tiên đón Tết xa nhà: ‘Lần đầu tiên thấy quý cái lá dong đến vậy. Cái lá bé tí bằng lá bánh tẻ mà tính ra khoảng 10 nghìn đồng/lá. Đã vậy, chúng em phải đặt trước 2 tuần mới có. Đây cũng là lần đầu chúng em gói bánh không có lạt. Và là lần đầu tiên em trở thành nhân vật chính gói bánh còn các đồng đội cắt dây buộc bánh’.
‘Mọi năm ở nhà, việc này là mẹ làm, năm nay không có mẹ, em phải tự làm mọi thứ, thấy vất vả làm sao. May là có bạn bè hỗ trợ, nếu không thì em làm không xuể mất’, Hồng nói.
Không có gia đình ở bên, người Việt khắp nơi trên thế giới tự tìm đến nhau để nhớ về ngày Tết cổ truyền. Ảnh: NVCC |
Thái Hà - cũng là một du học sinh ở Pháp cho biết, ở khu vực cô sống, mùa đông rất lạnh, thường xuyên ở mức 0 độ và có tuyết rơi. Nơi đây, cộng đồng người Việt cũng chỉ có khoảng vài trăm người. Dịp Tết Nguyên đán, trường cô cũng tổ chức một buổi tiệc có tên là ‘Asia New Year’ (Năm mới của người châu Á).
Tham gia buổi tiệc này, các thành viên tới từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam… cùng nhau làm một số món ăn đặc trưng mời mọi người như: há cảo, chè đỗ, cơm rang thập cẩm và nhiều món ăn vặt lạ miệng như me ngọt, ô mai...
‘Buổi hôm đó rất đông. Trong buổi tiệc đó, em mang tới món kẹo cu-đơ Hà Tĩnh- một món em rất thích. Ngạc nhiên hơn là người nước ngoài cũng rất thích thú với nó và hỏi rất nhiều về nguyên liệu và cách làm’, Thái Hà hào hứng kể.
Tết đến kéo theo hàng tá những mối bận tâm: tốn nhiều tiền, guồng quay công việc bị phá vỡ, câu chuyện quanh năm nhưng Tết vẫn bị nhắc nhở “bao giờ lấy vợ/chồng”, chuyện chè chén, nhậu nhẹt...