Phòng bệnh của bà Cao Thị Tươi đơn độc 1 chiếc giường do căn bệnh lao phổi của bà đang ở giai đoạn dễ lây nhiễm. Ngay cả người thân chăm sóc cũng ngồi hoặc nằm cách xa,ươngcácconcụbàkhócxinbácsĩchovềnhàchờchếsoi kèo west ham hôm nay chỉ khi bà đau đớn, cần hỗ trợ mới tiếp xúc gần.
Bà Tươi năm nay 68 tuổi, cái tuổi “xế chiều” bệnh tật cứ liên tiếp ập đến. Khoảng tháng 4, bà bị ngã gãy xương đùi phải, đưa vào bệnh viện Chấn thương - Chỉnh hình nằm điều trị nửa tháng. Tại đây, bác sĩ phát hiện phổi bà đã trắng xóa, khuyên mấy người con đưa bà đi bệnh viện chuyên điều trị về phổi.
Thế nhưng, sau khi trải qua trận dịch bệnh nặng nề, các con bà đều đã lâm vào khốn khó, người con cả còn chẳng đủ ăn. Họ cứ nấn ná thêm, để liều đến tận tháng 11, bệnh bà đã nặng, ho nhiều kèm nôn ói, đau tức ngực, lúc này mới vay mượn để đưa đi viện.
Bác sĩ Ngọc Châu, Khoa Tim mạch – Lão học (bệnh viện Phục hồi chức năng – Điều trị bệnh nghề nghiệp) cho biết, bà Tươi bị lao phổi cách đây 6 tuần, đang điều trị theo phác đồ tấn công 2 tháng, sau đó còn phải theo dõi và uống thuốc thêm 4 tháng.
Mặc dù có bảo hiểm y tế nhưng bệnh của bà hiện tại có nguy cơ lây nhiễm cao nên phải nằm phòng riêng. Thêm vào đó, thể trạng bà suy kiệt do ăn uống kém thời gian dài, bác sĩ phải truyền thêm dinh dưỡng. Chưa kể tiền thuốc thang, làm xét nghiệm và đồ dùng hằng ngày như bỉm, sữa, giấy lau…
Nằm trên giường bệnh, bà Tươi thều thào, giọng đứt quãng vì mệt và đau. Hơn 10 năm trước, khi xóm bờ kè trên đường Phạm Thế Hiển (Q8, TP.HCM) nơi nhà bà sinh sống còn chưa giải tỏa, 4 gia đình nhỏ đều nương nhờ bà. Sau này phải rời đi, họ được đền bù vài chục triệu đồng, rồi tách ra mướn phòng trọ, lo cuộc sống mưu sinh. Bà Tươi sống cùng con trai, gia đình thuộc hộ cận nghèo ở phường 7, quận 8.
Chị Nguyễn Thị Xuân Mai, con gái thứ 2 của bà Tươi tâm sự, đi bệnh viện tốn đủ thứ tiền mà 4 chị em đều khó khăn. Chị gái quá nghèo mà em kế thì bận chăm cháu nhỏ. Thường ngày chỉ có chị túc trực ở bệnh viện chăm sóc mẹ, em trai ở nhà đi làm và vay mượn, lo liệu tiền bạc.
“Nhiều khi bị hối thúc quá, nó cũng cáu, tôi hiểu và chẳng trách bởi đi vay mượn chứ có sẵn đâu mà mang tới liền được. Chưa kể nó còn áp lực vì vợ sắp sinh, đứa lớn lại chưa phụ được việc gì”, chị Mai giãi bày.
Chứng kiến các con vốn đã nghèo, nay lại vì bệnh tật của mình mà thêm khổ nên bà Tươi buồn lắm, lúc nào cũng rầu rĩ, nhiều lần khóc đòi về. Bà nói: “Chết ở đâu cũng là chết, về cho con cái đỡ khổ”.
Xót xa cảnh cụ bà tuổi cao sức yếu nhiều lần xin xuất viện vì gánh lo tiền bạc, phòng công tác xã hội bệnh viện Phục hồi chức năng – Điều trị bệnh nghiệp đã đứng ra kêu gọi các nhà hảo tâm giúp đỡ. Mong rằng thông qua bài viết, bà Tươi sẽ đủ điều kiện để chữa trị hết bệnh.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Phòng Công tác xã hội Bệnh viện Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp hoặc chị Nguyễn Thị Xuân Mai hoặc anh Nguyễn Cao Linh; Địa chỉ nhà trọ: 3229/26/8 Phạm Thế Hiển, P.7, Q.8, TP.HCM; Điện thoại: 0764293921. 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2022.323 (Bà Cao Thị Tươi) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148.Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Vietinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamNet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, TP.HCM. Điện thoại: 19001081. |