Bộ Nội vụ đề nghị Bộ GD-ĐT cần có đánh giá thực trạng và yêu cầu thực tiễn đối với chất lượng của đội ngũ giáo sư,ộNộivụđềnghịBộsoi kèo verona vs inter milan phó giáo sư trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Đề nghị Bộ GD-ĐT đánh giá thực trạng và tác động
Góp ý về dự thảo Quyết định Quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư, Bộ Nội vụ nhận định rằng hiện nay, quy định về tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh GS,PGS và các quy định về Hội đồng Giáo sư được thực hiện nhiều văn bản khác nhau.
Bộ GD-ĐT cần nghiên cứu để giải thích rõ hơn sự khác biệt giữa "giáo sư" và "phó giáo sư" |
Vì vậy, Bộ Nội vụ thống nhất trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định để thay thế và hủy bỏ các văn bản quy định về vấn đề này từ trước đến nay để phù hợp với Luật Giáo dục Đại học năm 2012, Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Để có đủ căn cứ góp ý, Bộ Nội vụ đề nghị Bộ GD-ĐT có báo cáo đánh giá thực trạng vấn đề này, trong đó đánh giá chi tiết những kết quả tích cực đạt được cần kế thừa, những hạn chế, vướng mắc cần phải khắc phục để sửa đổi, bổ sung.
Bên cạnh đó, cần có báo cáo đánh giá tác động của văn bản mới, đặc biệt là quy định về tiêu chuẩn của giáo sư, phó giáo sư và thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư theo quy định của pháp luật và yêu cầu thực tiễn đối với chất lượng của đội ngũ giáo sư, phó giáo sư trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Giải thích rõ sự khác biệt giữa "giáo sư" và "phó giáo sư"
Bộ Nội vụ cũng đề nghị Bộ GD-ĐT nghiên cứu để giải thích rõ hơn nội hàm và sự khác biệt giữa "giáo sư" và "phó giáo sư".
Theo góp ý của Bộ Nội vụ, không nên quy định chung "đã có trên 10 năm liên tục làm nhiệm vụ đào tạo từ trình độ đại học trở lên" mà cần có quy định cụ thể cho phù hợp với yêu cầu khác nhau giữa giáo sư và phó giáo sư.
Đối với chức danh phó giáo sư, Bộ Nội Vụ cho biết đây là chức danh được xếp hạng I, hạng cao nhất theo phân hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức nói chung và của giảng viên đại học nói riêng. Vì vậy, Bộ Nội vụ đề nghị Bộ GD-ĐT cần quy định tiêu chuẩn cụ thể của phó giáo sư bảo đảm tương ứng với tiêu chuẩn của chuyên viên cao cấp (ngạch công chức đang áp dụng đối với chức danh Thứ trưởng và lãnh đạo chủ chốt của cấp tỉnh) và tiêu chuẩn của viên chức hạng I các ngành khác (y tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật...).
Bộ Nội vụ cho biết từ khi bổ nhiệm và xếp lương đối với chức danh phó giáo sư theo quy định tại Thông tư liên tịch số 28/2015/TTLT-BGD DT - BNV ngày 6/11/2015 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT và Bộ Nội vụ, Bộ này đã ban hành quyết định bổ nhiệm đối với hơn 2.500 phó giáo sư, trong đó có nhiều trường hợp đang xếp lương bậc 4 của chức danh giảng viên (tương đương bậc 4 ngạch chuyên viên có thời gian công tác kể cả thời gian tập sự, thử việc chỉ khoảng từ 7 năm đến dưới 10 năm) lên chức danh giảng viên hạng I (tương đương chuyên viên cao cấp). Điều này mặc dù có tính "đột phá", khuyến khích người trẻ tuổi có tài năng nhưng cũng có những tâm tư và chưa thực sự đồng thuận trong đội ngũ công chức, viên chức.
Từ yêu cầu và thực tế nêu trên, Bộ Nội vụ đề nghị Bộ GD-ĐT cần nghiên cứu theo hướng nâng cao hơn nữa tiêu chuẩn phó giáo sư so với hiện nay. Trên cơ sở tiêu chuẩn của phó giáo sư để quy định tiêu chuẩn của giáo sư cho phù hợp.
Bổ sung đối tượng miễn nhiệm chức danh GS, PGS
Bộ Nội vụ đề nghị bổ sung đối tượng miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư. Đó là trường hợp được bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư tại cơ sở giáo dục đại học này khi chuyển sang làm công tác giảng dạy tại cơ sở giáo dục đại học khác nhưng cơ sở giáo dục đại học chuyển đến không có nhu cầu của chức danh giáo sư, phó giáo sư, hoặc chuyển đến cơ quan, tổ chức không thực hiện công tác giảng dạy hoặc doanh nghiệp.
Bộ Nội vụ cũng đề nghị Bộ GD-ĐT quy định rõ về thực hiện chế độ, chính sách đối với nhà giáo được bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư (bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp, ký hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động, hợp đồng thỉnh giảng)...
Phương Chi