Đái tháo đường là một bệnh mạn tính ngày càng phổ biến và nguy hiểm. Đối với người bệnh,ầmtrongănuốngkhiếnđườnghuyếttăngvọlịch epl quản lý đường huyết ổn định không chỉ giúp kiểm soát bệnh mà còn ngăn ngừa các biến chứng ảnh hưởng đến tim mạch, thận, mắt và mạch máu.
Dưới đây là 5 sai lầm trong ăn uống và sinh hoạt khiến lượng đường huyết tăng cao:
Sai lầm trong chế độ ăn uống gây tăng đường huyết
Một số sai lầm phổ biến trong ăn uống có thể làm tăng nhanh lượng đường huyết, bao gồm:
Tiêu thụ nhiều carbohydrate tinh chế
Các loại thực phẩm như bánh mì trắng, mì ống… là nguồn cung cấp carbohydrate tinh chế dễ chuyển hóa thành glucose, làm tăng đột ngột đường huyết sau ăn.
Khi ăn những loại thực phẩm này mà không đi kèm chất xơ, cơ thể hấp thụ nhanh, gây tăng đường huyết đột ngột sau ăn và sau đó là giảm đường huyết khi xa bữa ăn, dẫn đến cảm giác đói nhanh và ăn thêm thực phẩm khác.
Bạn cần thay thế chúng bằng các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, yến mạch, bánh mì nguyên cám, giúp duy trì đường huyết ổn định nhờ hàm lượng chất xơ cao.
Bỏ bữa hoặc ăn không đúng giờ
Bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng, khiến cơ thể đói và có xu hướng ăn nhiều hơn vào các bữa sau, làm tăng nhanh lượng glucose trong máu.
Người bệnh nên ăn đều đặn 3 bữa chính và thêm bữa phụ nếu cần, để duy trì năng lượng ổn định và tránh tăng vọt đường huyết sau ăn.
Tiêu thụ đồ uống có đường
Nước ngọt, trà sữa, nước ép trái cây chứa nhiều đường dễ hấp thụ, làm tăng đường huyết ngay lập tức. Một lon nước ngọt có thể làm đường huyết tăng đáng kể chỉ sau 30 phút.
Người bệnh nên tránh đồ uống có đường, thay vào đó là nước lọc, trà thảo mộc hoặc cà phê đen không đường.
Ăn khẩu phần quá lớn
Lượng thức ăn quá nhiều, kể cả thực phẩm lành mạnh như trái cây và ngũ cốc, cũng có thể làm tăng đường huyết. Vì thế, người bệnh cần kiểm soát khẩu phần ăn, sử dụng đĩa nhỏ hơn và không nên ăn quá no.
Không uống thuốc đúng liều
Việc quên uống thuốc hoặc tự ý điều chỉnh liều lượng có thể gây ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường huyết. Người bệnh nên tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ.
Các nguyên tắc ăn uống hỗ trợ ổn định đường huyết
Để duy trì đường huyết ổn định, người bệnh đái tháo đường cần tuân thủ các nguyên tắc ăn uống sau:
Kết hợp bữa ăn đa dạng
Kết hợp carbohydrate, protein và chất béo lành mạnh trong mỗi bữa ăn để giảm tốc độ tiêu hóa carbohydrate và ngăn ngừa đột biến đường huyết.
Chia nhỏ bữa ăn khi cần
Chia nhỏ bữa ăn trong ngày (3 bữa chính và 1-3 bữa phụ khi có chỉ định của bác sĩ) giúp duy trì năng lượng ổn định và tránh tăng đường huyết đột ngột.
Ưu tiên thực phẩm giàu chất xơ
Chất xơ không chuyển hóa thành đường, giúp tăng cảm giác no và hỗ trợ tiêu hóa. Người bệnh đái tháo đường nên tiêu thụ 25-38gr chất xơ mỗi ngày từ rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu và trái cây ít ngọt.
Uống đủ nước
Đủ nước giúp điều hòa cơ thể và hỗ trợ kiểm soát đường huyết. Nên chọn nước lọc thay vì nước ngọt hoặc nước trái cây chứa nhiều đường.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần duy trì hoạt động thể chất đều đặn. Tập thể dục giúp tiêu thụ glucose để sản sinh năng lượng, từ đó giảm đường huyết và giúp các tế bào nhạy cảm hơn với insulin. Người bệnh đái tháo đường nên duy trì thói quen vận động ít nhất 150 phút mỗi tuần với các bài tập vừa phải như đi bộ, đạp xe, yoga…
Đồng thời, theo dõi đường huyết giúp người bệnh hiểu rõ cách cơ thể phản ứng với các loại thực phẩm và hoạt động hàng ngày. Từ đó, có thể điều chỉnh kịp thời chế độ ăn uống và sinh hoạt.
Các sai lầm khác cần tránh
- Không uống thuốc đúng liều: Việc quên uống thuốc hoặc tự ý điều chỉnh liều lượng có thể gây ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường huyết. Người bệnh nên tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ.
- Dùng quá nhiều thực phẩm có năng lượng cao: Một số thực phẩm như miến, mì ống, bánh mì chứa nhiều carbohydrate dễ làm tăng đường huyết. Người bệnh nên giới hạn hai phần trái cây mỗi ngày và ưu tiên rau xanh không tinh bột.
- Uống đồ uống ngọt để giải khát: Nước ép trái cây và nước ngọt có thể làm tăng đường huyết. Nếu cần, hãy chọn trái cây tươi để có thêm chất xơ.
Người bệnh đái tháo đường cần xây dựng một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, khoa học để quản lý tốt đường huyết, tránh các biến chứng nguy hiểm. Điều quan trọng là duy trì thói quen ăn uống lành mạnh và hoạt động thể chất đều đặn.
Ngoài ra, cần chủ động thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để thiết lập một kế hoạch dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp, giúp ổn định đường huyết và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Thạc sĩ Trịnh Hồng Sơn
Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Bộ Y tế