Cụ thể,ủtướngyêucầuBộGiáodụcchỉđạohọctrựctuyếngiảmnhẹchươngtrìxem kết quả ngoại hạng anh Thủ tướng yêu cầu triệt để ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý kinh tế - xã hội, cung cấp dịch vụ công, giao dịch điện tử. Bộ GD-ĐT chỉ đạo việc học trực tuyến, giảm nhẹ chương trình, rút ngắn thời gian học nhưng phải bảo đảm chất lượng học tập. Cùng với đó, xử lý phù hợp kiến nghị của các trường quốc tế theo quy định.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ GD-ĐT chỉ đạo việc học trực tuyến, giảm nhẹ chương trình, rút ngắn thời gian học. Ảnh:VGP |
Ngày 13/3, Bộ GD-ĐT cũng đã có văn bản yêu cầu các Sở GD-ĐT tiếp tục tăng cường các hình thức dạy học qua internet, truyền hình.
Theo đó, các Sở GD-ĐT sẽ chỉ đạo, hướng dẫn các nhà trường rà soát, tinh giản nội dung dạy học, xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng dẫn của Bộ để tổ chức dạy học qua internet, trên truyền hình, một cách phù hợp.
“Trong quá trình triển khai thực hiện, cần tham khảo, sử dụng các nguồn học liệu tin cậy, chuẩn xác để tổ chức dạy học và hướng dẫn học sinh học tập”, Bộ GD-ĐT lưu ý.
Ngoài ra, các Sở GD-ĐT sẽ phải chỉ đạo, hướng dẫn các nhà trường lựa chọn công cụ dạy học qua internet phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế của từng trường. Trong đó, đặc biệt chú ý đến các điều kiện bảo đảm tổ chức dạy học qua internet có chất lượng.
Bộ GD-ĐT yêu cầu các Sở tham mưu UBND cấp tỉnh thành chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp với Sở GD-ĐT để tổ chức dạy học trên truyền hình phù hợp với điều kiện địa phương. Bộ GD-ĐT yêu cầu, khi học sinh đi học trở lại, Sở GD-ĐT phải chỉ đạo các nhà trường tổ chức rà soát, đánh giá kết quả học tập qua internet, trên truyền hình. Từ đó, hướng dẫn giáo viên rà soát, tinh giản nội dung dạy học và điều chỉnh kế hoạch dạy học theo hướng kế thừa những nội dung kiến thức đã học qua internet, trên truyền hình nhằm tối ưu thời gian và nội dung kiến thức cần tiếp tục dạy học trong chương trình theo quy định.
Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT) cho hay, trước đây, ngày 3/10/2017, tại công văn số 4612, Bộ GD-ĐT từng yêu cầu các nhà trường rà soát tinh giản nội dung dạy học, để phát triển năng lực và phẩm chất học sinh chuẩn bị cho việc thực hiện chương trình phổ thông mới.
Tinh giản những nội dung dạy học vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng của chương trình; điều chỉnh để tránh trùng lặp nội dung giữa các môn học, hoạt động giáo dục; không dạy những nội dung, bài tập, câu hỏi trong SGK vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng của chương trình phổ thông hiện hành; thực hiện một số bài học tích hợp của từng môn học hoặc liên môn.
"Giờ đây, việc tinh giản vẫn được thực hiện theo cách đó, làm sao chú trọng rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu SGK. Khi các em quay trở lại trường, thì phần kiến thức đã được học qua internet và truyền hình sẽ được kế thừa, nhằm tối ưu thời gian, đảm bảo chương trình khi phải nghỉ học dài ngày", ông Thành nói.
Tuy nhiên, ông Thành cũng lưu ý các nhà trường, giáo viên không tổ chức kiểm tra, đánh giá trên trực tuyến. Khi học sinh quay trở lại, trường phải tổ chức ôn tập và kiểm tra, đánh giá để công nhận kết quả để đảm bảo học sinh nắm được kiến thức. Trong quá trình ôn tập đó, nếu thấy học sinh hổng chỗ nào, giáo viên phải tổ chức ôn tập hoặc yêu cầu học sinh ôn tập.
Thanh Hùng
- Theo đại diện Bộ GD-ĐT, việc chia sẻ tài liệu qua các kênh như Facebook, mail, Zalo... không thể đáp ứng tất cả các yêu cầu học trực tuyến, bởi không kiểm soát được quá trình học tập của học sinh.