Đánh giá về công tác xây dựng Chính phủ điện tử gắn kết với bảo đảm an toàn thông tin,ơnsựcốtấncôngmạngvàocáchệthốngViệtNamtrongnửađầkết quả bóng đá moldova an ninh mạng trong nửa đầu năm nay, Bộ TT&TT nhận định, công tác tổ chức, kiểm tra, đánh giá, giám sát, bảo đảm an toàn, an ninh mạng cho các hệ thống thông tin phục vụ Chính phủ điện tử đã tiếp tục được đẩy mạnh.
Thống kê của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC), Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT cho thấy, trong tháng 6, đã có 718 cuộc tấn công mạng gây ra sự cố vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam, nâng tổng số sự cố tấn công mạng trong 6 tháng đầu năm 2021 lên 2.915 sự cố, tăng gần 898 cuộc so với cùng kỳ năm ngoái và giảm 244 cuộc so với 6 tháng đầu năm 2019.
Để bảo đảm an toàn thông tin mạng, trong thời gian tới, Bộ TT&TT sẽ tiếp tục tăng cường công tác giám sát, chủ động rà quét trên không gian mạng Việt Nam, đánh giá, thống kê và tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, cảnh báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dùng biết và phòng tránh.
Lý giải nguyên nhân gia tăng các sự cố tấn công mạng trong nửa đầu năm nay, các chuyên gia cho rằng, hiện nay tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng xấu vẫn lợi dụng sự quan tâm của toàn xã hội đến tình hình dịch bệnh để gia tăng tấn công mạng, phát tán mã độc và lừa đảo hòng phá hoại, đánh cắp thông tin của người dùng cũng như tổ chức, doanh nghiệp.
Mặt khác, thời gian qua cũng là giai đoạn các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam đẩy mạnh ứng dụng CNTT, chuyển đổi số. Đi kèm với đó, các cuộc tấn công mạng cũng vì thế tăng lên nhiều so với trước.
Các Sở TT&TT đã được đề nghị cùng Bộ TT&TT thuyết phục các cấp lãnh đạo cho phép thay đổi tư duy về bảo đảm an toàn, an ninh mạng (Ảnh minh họa: Internet) |
Tại hội nghị trực tuyến với các Sở TT&TT tỉnh, thành phố về chủ đề “Nâng cao năng lực quản lý và thực thi triển khai chuyển đổi số và an toàn thông tin mạng tại địa phương” hồi giữa tháng 5, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng đã đề nghị các cơ quan, đơn vị thay đổi tư duy về bảo đảm an toàn thông tin mạng: Thay vì coi bị tấn công là kém, bị tấn công là tội thì coi rằng bị tấn công và phát hiện sớm là tốt, bị tấn công và kịp thời khắc phục sự cố là tốt, bị tấn công và kịp thời rút kinh nghiệm để chia sẻ, cảnh báo cho người khác không bị tấn công một cách tương tự là tốt.
Nhấn mạnh an toàn, an ninh mạng là vấn đề rất quan trọng, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng phân tích: “Chuyển đổi số và an toàn, an ninh mạng là 2 mặt của một xu hướng phát triển tất yếu. Yêu cầu đặt ra là phải chuyển đổi nhanh, bền vững nhưng đồng thời bảo đảm an toàn, an ninh mạng. An toàn, an ninh mạng là cái phanh, không phải để dừng cái xe chuyển đổi số lại mà là để giúp người lái xe yên tâm nhấn ga đi nhanh hơn".
Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng đề nghị các cơ quan, đơn vị xác định đâu là những hệ thống thông tin phải tuyệt đối bảo đảm an toàn, an ninh mạng bằng mọi giá, đâu là những hệ thống thông tin mà chúng ta bảo đảm an toàn, an ninh mạng theo hình thức quản trị rủi ro.
“Ở Trung ương, với công tác đảm bảo an toàn, an ninh mạng, có 3 lực lượng nòng cốt là Bộ TT&TT, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng. Vì vậy, ở địa phương, các Sở TT&TT cần chủ động tham mưu cho tỉnh để triển khai một cách tương ứng”, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng nêu yêu cầu.
Trước đó, trong năm 2020, thực hiện yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị 14 ngày 7/6/2019 về tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh mạng nhằm cải thiện chỉ số xếp hạng của Việt Nam, các bộ, ngành, địa phương đã tập trung triển khai đầy đủ mô hình 4 lớp bảo đảm an toàn thông tin gồm: Lực lượng tại chỗ; tổ chức hoặc doanh nghiệp giám sát, bảo vệ chuyên nghiệp; tổ chức hoặc doanh nghiệp độc lập kiểm tra, đánh giá định kỳ; kết nối, chia sẻ thông tin với hệ thống giám sát quốc gia của Bộ TT&TT. Kết quả, với sự chỉ đạo quyết liệt của Bộ TT&TT, các bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND cấp tỉnh đã nỗ lực vượt bậc để đưa tỷ lệ đảm bảo an toàn thông tin theo mô hình 4 lớp từ 0% trong các năm 2019 lên đạt 100% vào cuối năm 2020. |
Vân Anh
Thuộc nhóm 25 quốc gia dẫn đầu về Chỉ số an toàn, an ninh mạng toàn cầu - GCI 2020, song Việt Nam vẫn cần duy trì vị trí xếp hạng cao trong dài hạn để đạt mục tiêu trở thành cường quốc an ninh mạng.