Đầu tư kỹ về bài giảng và thiết bị truyền tải
Tuần này,ầycôởNghệAndạyhọxem tỷ số kèo nhà cái các cấp học ở huyện Nam Đàn (Nghệ An) phải nghỉ học để phòng tránh dịch Covid-19.
Để các em học sinh lớp 12 nắm vững kiến thức, cũng như chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia, Trường THPT Kim Liên (Nam Đàn) đã tổ chức ôn tập trực tuyến.
Ngoài các giáo viên đứng trên bục giảng, còn có sự hỗ trợ của các thầy, cô bộ môn cùng 1 chiếc máy quay. Hình ảnh giảng dạy sẽ được livestream lên fanpage Facebook của nhà trường và mọi học sinh đều có thể dễ dàng theo dõi.
Các cô trong trường đã thống nhất, khi lên bục giảng tất cả sẽ mặc áo dài để vừa tôn vinh hình ảnh Việt Nam vừa tạo sự gần gũi với học trò.
Một buổi giảng dạy trực tuyến của Trường THPT Kim Liên |
Nhằm tăng tính tương tác giữa cô và trò, nhà trường bố trí một màn hình máy chiếu lớn bên cạnh. Nếu có vấn đề thắc mắc các em sẽ bình luận trực tiếp vào livestream, nội dung sẽ hiển thị lên màn hình để cô trò cùng biết.
Tại buổi học Ngữ văn sáng ngày 12/3, cô giáo Phạm Thị Hằng đã kéo dài tiết học từ 45 phút lên 120 phút với bài học: “Ôn tập kỹ năng làm phần đọc hiểu trong đề thi THPT Quốc gia”. Đây là một bài học rất thiết thực với học sinh cuối cấp.
Trong toàn bộ tiết dạy, dù là học trực tuyến nhưng việc tương tác của giáo viên và học trò khá thuận lợi. Cô giáo Hằng rất vui khi một số học sinh khen mình dạy dễ hiểu, dạy hay khi lên hình.
Để hình ảnh âm thanh chất lượng cao, nhà trường đã đầu tư máy quay phim và micro chuyên nghiệp |
Về phía các học trò, trước sự chuẩn bị chu đáo của giáo viên, các em cũng có ý thức hơn và lên lớp đầy đủ.
Chia sẻ về giờ dạy của mình, cô Hằng cho biết, việc dạy học trực tuyến rất bị động với giáo viên và các nhà trường. Vì thế, trước khi triển khai, các thầy cô phải suy nghĩ rất nhiều, đó là dạy nội dung gì và dạy như thế nào.
Để buổi học hiệu quả, tổ chuyên môn thống nhất lựa chọn những nội dung các em đã học để củng cố, bồi bổ thêm kiến thức giúp các em ôn tập tốt, chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia.
Ngoài ra, giáo án cũng phải phù hợp với mọi đối tượng học sinh và các em phải dễ hiểu, dễ tiếp thu.
Phản hồi tích cực từ học sinh
Trường THPT Kim Liên là ngôi trường đầu tiên tổ chức dạy học trực tuyến và phát sóng trực tiếp một cách khá bài bản khi có sự hỗ trợ kỹ thuật của máy quay chuyên dụng.
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên có sử dụng micro nên thu được âm rõ ràng và học sinh dễ dàng tiếp thu như khi nghe giảng trên lớp.
Thầy Hoàng Mạnh Thắng đứng lớp dạy ôn tập trực tuyến môn Vật Lý sáng 12/3 |
Nguyễn Hữu Nhân (học sinh lớp 12C1) cho biết, trước đây đã từng xem các bài giảng trên mạng, trên Youtube nên khi nhà trường tổ chức dạy trực tuyến, em và nhiều bạn rất háo hức.
Hữu Nhân đánh giá nội dung giải dạy của thầy cô dễ hiểu, nhiều kiến thức cũ và trọng tâm để chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia.
"So với các bài dạy trên mạng khác, bài giảng của trường có thể tương tác, nếu có vấn đề chưa hiểu em có thể bình luận để cô giáo giải thích, tạo hứng thú hơn trong quá trình học", Hữu Nhân cho biết.
Em Phương Dung thì nói rằng trong buổi ôn tập môn Lịch sử, "Mọi người vào học, cô giảng bài rất truyền cảm, dễ hiểu".
Còn thầy giáo Ngọc Anh thì chia sẻ những buổi dạy trực tuyến là ôn tập kiến thức đã học, không phải thao giảng hay dạy mẫu, các cô giáo cứ dạy học như buổi chiều. Học sinh nên đặt câu hỏi để cô trả lời trong việc học và tương tác lúc dạy trực tuyến.
Cô giáo dạy trực tuyến về phương pháp học và ôn tập môn Lịch Sử |
Ông Dương Văn Sơn – Hiệu trưởng Trường THPT Kim Liên cho biết, việc dạy trực tuyến khó khăn hơn nên đòi hỏi sự đầu tư khá nhiều cả về công sức và kinh phí. Tuy nhiên, trong bối cảnh Trường THPT Kim Liên phải nghỉ học lâu hơn các trường THPT khác trong tỉnh thì đây là điều cần thiết.
Để tổ chức dạy trực tuyến với sự hỗ trợ của máy quay, micro chuyên nghiệp, Trường THPT Kim Liên đã trích khá nhiều kinh phí, trong đó, một phần nguồn từ nhà trường, một phần hỗ trợ của phụ huynh.
“Qua 3 ngày triển khai, hơn 70% học sinh đã tham gia học trực tuyến và có phản hồi tích cực về cách dạy học này. Nhà trường sẽ tìm các giải pháp khác để phụ đạo thêm cho những học sinh không có điều kiện học trực tuyến”, thầy Sơn chia sẻ.
Lý giải việc chỉ hơn 70% học sinh tham gia học trực tuyến, thầy Sơn cho biết có nhiều em không có điện thoại hay máy tính để tham gia học. Ngoài ra, một số em chỉ tham gia học những môn mà mình đăng ký để thi THPT Quốc gia.
Ngoài những phản hồi tích cực, cũng có số ít phụ huynh cho rằng con cái mình vẫn chưa chú tâm vào việc học trực tuyến, các em còn ham chơi nên đôi lúc không tham gia đầy đủ buổi học.
Đến nay, nhà trường đã tổ chức dạy trực tuyến được 3 buổi với 6 môn học. Thời gian giảng dạy các môn như Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ từ 90-120 phút, các môn còn lại từ 45-60 phút.
“Sau khi đi học trở lại, giáo viên sẽ kiểm tra vở ghi chép, rà soát những học sinh không tham gia học trực tuyến để mở lớp phụ đạo cho các em” thầy hiệu trưởng nói thêm.
Phạm Tâm - Quốc Huy
- Theo đại diện Bộ GD-ĐT, việc chia sẻ tài liệu qua các kênh như Facebook, mail, Zalo... không thể đáp ứng tất cả các yêu cầu học trực tuyến, bởi không kiểm soát được quá trình học tập của học sinh.